Cách khắc phục cho những người bị suy nhược cơ thể
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Cách khắc phục cho những người bị suy nhược cơ thể

Cách khắc phục cho những người bị suy nhược cơ thể

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Khi cơ thể bị suy nhược thì việc đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến là việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết, có thể là sử dụng những loại thuốc Tân dược nhưng cũng có thể là thực hiện chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt khoa học

Cách khắc phục cho những người bị suy nhược cơ thể

Cách khắc phục cho những người bị suy nhược cơ thể

Bệnh suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể chính là tình trạng bệnh lý kéo dài với những biểu hiện như lo âu, khó ngủ, mệt mỏi và làm việc năng suất giảm… Có nhiều người vượt qua chúng trong thời gian ngắn nhưng có người thì phải chữa dài ngày. Vậy, khi cơ thể mắc bệnh suy nhược cần phải có chế độ ăn uống cân bằn và sinh hoạt khoa học.

Nguyên nhân của bệnh suy nhược cơ thể

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cơ thể suy nhược. Thường sảy ra ở một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem và thiếu chất dinh dưỡng đều dễ dẫn đến việc cơ thể bị suy nhược. Đối với một số bệnh nhân, nguyên nhân là do mắc bệnh lý tâm thần có các biểu hiện rối loạn cảm xúc như bực tức, nóng nảy hay đôi khi quá nhạy cảm dễ gây kích động. Khi đó, người bệnh thường đi mất cảm giác thích thú, thường thụ động và thiếu sức sống. Có hiện tượng do bị rối loạn tình dục với những triệu chứng như mất khoái cảm ở nữ và xuất tinh sớm và bất lực ở nam. Đối với một số người bệnh khác là sau khi phẫu thuật, sinh đẻ hay sau khi mắc một số bệnh lý mạn tính nào đó… khiến cơ thể bị suy nhược.

Biểu hiện của suy nhược cơ thể

Các triệu chứng của suy nhược cơ thể hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ như gây mất ngủ, khó ngủ, hay ngủ chập chờn, đôi khi còn có ác mộng. Có hiện tượng gây mỏi cơ như đau nhức cơ, chuột rút, hoặc đau lưng, mệt mỏi mỗi khi vận động. Người bệnh thường thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt và nhức đầu, sợ ánh sáng. Ngoài ra, còn có thêm các rối loạn lo âu với cảm giác bồn chồn, cảm giác khó chịu trong cơ thể, lo sợ, hay bi quan, mệt và uể oải, thường hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt và đôi khi còn ngất xỉu. Có cảm giác chán ăn, đầy hơi, hoặc buồn nôn, giảm ngon miệng và sụt cân.

Cần có một chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học ở người bị suy nhược cơ thể

Cần có một chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt khoa học ở người bị suy nhược cơ thể

Cách khắc phục suy nhược cơ thể

Tùy theo nguyên nhân mà có cách khắc phục cho phù hợp. Đối với những bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ… cơ thể bị giảm sút toàn thân thì bên cạnh những thuốc trị bệnh chính cần bổ sung thêm nước, điện giải và chú ý chế độ ăn uống.

Thực đơn ăn uống cho người suy ngược cơ thể cần đảm bảo 4 thành phần (đạm, béo, bột đường và vitamin) nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh ví dụ như súp lơ, cải chíp, những loại rau chứa nhiều axit folic và vitamin rất tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Ngoài ra cần bổ sung những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam… Nên ăn nhiều hơn những món ăn mà mình có cảm giác ngon miệng và thích thú. Nếu ăn uống mà thấy không ngon miệng thì nên chế biến các món ăn loãng, dễ tiêu.

Đối với người lao động quá sức cần ăn uống đầy đủ chất đạm, lipit (như thịt, cá, trứng,…), cần chú ý thêm chế độ nghỉ ngơi, học tập và làm việc hợp lý, nhất là đảm bảo giấc ngủ trưa thường xuyên từ 30 phút đến một giờ. Tránh stress, tập thói quen thư giãn, tập thở là một trong những phương pháp tốt giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối. Không được uống cà phê, bia rượu, hút thuốc lá. Nếu các biểu hiện suy nhược không được cải thiện cần đến ngay cơ sở y tế hoặc tham khảo ý kiến các Trình dược viên để được tư vấn và điều trị thích hợp.

Đối với người bệnh suy nhược cơ thể do các rối loạn trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh thì phải dùng các thuốc chống trầm cảm, lo âu. Việc điều trị phải liên tục và kéo dài trung bình sáu tháng đến hai năm và có bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tâm lý, nội thần kinh theo dõi.

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên