Chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi tiết niệu
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi tiết niệu

Chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi tiết niệu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp hay tái phát do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu, ở điều kiện lý hóa nhất định.

soi-tiet-nieu

Chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi tiết niệu

Sỏi gây tắc đường tiết niệu, nhiễm khuẩn và đau; có nguy hại cho sức khoẻ và tính mạng của người bệnh. Người ta nhận thấy sỏi canxi oxalate chiếm cao nhất 70 – 80% rồi đến canxi photphat, sỏi amoni – magic photphat, sỏi axit uric và sỏi xystin.

Nguyên nhân sỏi tiết niệu

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Sự hình thành sỏi do biến chứng của nhiều bệnh. Vì vậy sự phát sinh sỏi có nhiều nguồn gốc khác nhau, đặc biệt tuỳ vào từng loại sỏi. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chung như sau:

Yếu tố di truyền: đối với sỏi xystin, sỏi axit uric.

Các dị dạng bẩm sinh: những di dang bẩm sinh hoặc mắc phải là nguyên nhân thuận lợi để tạo sỏi do ứ đọng và nhiễm khuẩn.

Yếu tố địa dư và khí hậu: khí hậu nóng khô, vùng sa mạc và nhiệt đới.

Chế độ ăn uống: tác động trực tiếp đến bệnh sỏi như: canxi, photphat, oxalat ….

Ngoài ra còn có trường hợp nằm bất động lâu tạo điều kiện sinh sỏi.

Theo y học cổ truyền do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ giọt gọi là sa, to lên gọi là thạch. Thấp nhiệt còn gây xuất huyết ứ khí trệ gây chảy máu.

Triệu chứng của sỏi tiết niệu

+ Triệu chứng cơ năng:

Sỏi tiết niệu có trường hợp diễn biến tiềm tàng và âm thầm nhưng phần lớn có những biểu hiện lâm sàng rõ nét:

Đau vùng thắt lưng: đặc biệt lúc sỏi di chuyển.

Cơn đau quặn thận: đau dữ dội đau từ thắt lưng lan xuống bẹn và vùng sinh dục, kèm tiểu gắt, tiểu đỏ, chướng bụng, nôn ói.

Tiểu máu toàn bộ, tiểu đục khi có nhiễm khuẩn kèm theo hoặc vô niệu.

Sốt cao, rét run; đôi khi không có sốt.
+ Triệu chứng thực thể:

Ấn đau vùng hố thận, các điểm niệu quản trên giữa có liên quan. Đôi khi bập bềnh thận, chạm thận.

3884189c

Điều trị sỏi niệu quản

Theo các chuyên gia Y khoa Việt Nam điều trị sỏi đường tiết niệu muốn có hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất quan trọng. Uống nhiều nước, 2-3 lít mỗi ngày, có thể làm cho sỏi nhỏ thoát ra khi đi tiểu. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi oxalat như sữa, phô mai, nước chè đặc, ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi axít uric, tăng cường hoạt động với mục đích giúp sỏi di chuyển ra ngoài như chơi bóng bàn, đạp xe đạp, nhảy dây…

Điều trị cơn đau quặn thận bằng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn, thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng. Đối với hòn sỏi nhỏ và trơn láng: Nhờ nhu động của niệu quản, hòn sỏi sẽ di chuyển dần để được tống ra ngoài. Điều này diễn tiến một cách tự nhiên chứ không phải do thuốc làm “bào mòn” hòn sỏi như một số người thường nghĩ. Chỉ có sỏi axít uric là tan được dưới tác dụng của thuốc.

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên