Chữa bệnh bằng cây vừng đen liệu bạn có biết? - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Chữa bệnh bằng cây vừng đen liệu bạn có biết?

Chữa bệnh bằng cây vừng đen liệu bạn có biết?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Vừng đen ở mở một số địa phương ở khu vực miền Nam còn gọi với tên quen thuộc là Mè đen. Ngoài công dụng như một loại lương thực vừng đen còn là một cây thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh.

Vừng đen được trồng khá rộng rãi để lấy quả

Vừng đen được trồng khá rộng rãi để lấy quả

Sau đây các bạn đọc hãy cùng với các lương y, bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM tìm hiểu sơ lược về những công dụng đặc biệt từ cây vừng đen đối với sức khỏe con người nhé!

Vừng đen và một số thông tin cần biết

Vừng đen có tên khoa học là Sesamum indicum, Vừng đen ngoài công dụng là một loại cây lương thực vừa là cây thuốc nam quý. Dạng cây thảo có lông mềm, cao 60cm -100 cm. Lá mọc đối, đơn, nguyên, có cuống, hình bầu dục, thon hẹp ở hai đầu. Vừng đen thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 9 hàng năm Hoa trắng, mọc đơn độc ở nách, có cuống ngắn. Quả nang kép dài, có lông mềm, có 4 ô mở từ gốc lên. Hạt nhiều, thuôn, vàng nâu hay đen, hơi bị ép dẹp, hầu như nhẵn, có nội nhũ. Quả tháng 7-9 dương lịch hàng năm.

Tác dụng dược lý của cây vừng đen

Dầu Vừng bôi lên niêm mạc có công dụng làm giảm kích thích, chống viêm. Có công dụng giảm lượng cholesterol máu, phòng trị xơ cứng động mạch. Dầu vừng đen có tác dụng nhuận trường. Là thức ăn nhiều chất dinh dưỡng đối với cơ thể.

Vừng đen và một số thành phần hóa học

Về thành phần hóa học các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết dầu vừng làm từ vừng đen ; nó có 40 % acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18 % acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hòa, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn , hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết của các bà nội trợ, chưa được lý giải thỏa đáng. Ngoài ra các giảng viên còn cho biết trong 100 g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2 g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 220mg manhê, 423mg kali, 71mg calci, 1 mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.

Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với Vừng đen

Vừng đen với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Vừng đen với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

  1. Trị táo bón: Mỗi buổi sáng, uống 1 chén (nhỏ) dầu mè hoặc ăn một nắm hạt mè là khỏi, hoặc có thể nấu cháo mè ăn cho dễ.
  2. Trị viêm đại tràng mãn tính: Vừng đen 40 g rang bốc mùi thơm và 1 bát mật mía, mỗi lần uống 1 thìa canh vừng trộn lẫn với 1/3 thìa canh mật, uống ngày 2 lần, uống liên tục trong một tháng.
  3. Trị sản phụ thiếu máu, thiếu sữa: Vừng đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa. Ăn chung với cơm hoặc nấu cháo với nếp.
  4. Trị rết cắn: Lấy hạt vừng đen nhai nhuyễn đắp vào, chỉ chốc lát là hết sưng đau.
  5. Chữa chứng nôn mửa: Lấy một bát hạt mè, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối.
  6. Chữa bỏng nước sôi nhẹ: Lấy vừng đen giã nát đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa một lớp mỏng dầu mè ngay lên vết bỏng sẽ đở ngay.
  7. Chữa nhũ ung: Phụ nữ sau sinh tuyến sữa bị tắc nghẽn làm vú sưng to, đau nhức (áp-xe vú). Dùng hạt vừng tươi nhai nhuyễn rồi đắp lên nơi vú sưng đau vài lần sẽ khỏi.
  8. Trị kiết lỵ mới phát: Ăn sống vừng đen mỗi ngày 30 g (ăn trong 3 ngày).
  9. Chữa tóc bạc sớm: vừng đen, táo nhục đồng lượng, sấy khô tán bột, vò thành viên nhỏ mỗi lần uống khoảng 20 viên, ngày hai lần, sáng và tối. Dùng vừng đen trị chứng rụng tóc: Lấy 1 bát con hạt vừng đen sao chín tán nhuyễn cho thêm đường vào nấu uống, tóc sẽ hết rụng và đen mượt.
  10. Trị chứng đầy bụng: Lấy một bát hạt vừng đen, nấu như nấu cháo, khi gần được cho vào ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra bát để nguội ăn rất hiệu nghiệm.
  11. Chữa bụng đầy trướng: Nấu 1 chén vừng đen thành cháo, thêm ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra để hơi nguội, húp ăn sẽ khỏi.
  12. Chữa mụn nhọt lở loét: Lấy 1 muỗng canh vừng đen, rang, tán nhỏ, rửa sạch máu mủ trên nhọt bằng nước muối ấm, sau đó đắp bột mè lên vết nhọt vài lần sẽ khỏi.
  13. Trị thương hàn: Nếu bị chứng thương hàn, da vàng thì lấy hạt vừng đen còn tươi giã nát, ép lấy 1 tách dầu cho thêm nửa tách nước và một lòng trắng trứng gà, khuấy đều tất cả rồi uống 1 lần/ngày, uống khoảng 3 – 4 lần là khỏi.
  14. Mè đen trị kiết lỵ kinh niên: Lấy một vốc hạt vừng giã nhỏ, nấu chín rồi pha vào 1 thìa cà phê mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần như thế, uống liên tục trong vài ngày là khỏi.
  15. Trị lang ben trắng: Để trị bệnh lang beng trắng bạn lấy 1 chén nhỏ dầu vừng hòa với rượu uống mỗi ngày 3 lần, uống liên tục đến khi khỏi. Trong khi uống thuốc kiêng đồ lạnh, sống, thịt gà, thịt lợn, tỏi.
  16. Trị tai ù: Nếu tự nhiên tai bị hơi ù đi rồi điếc thì lấy dầu mè nhỏ vào tai vài giọt, ngày nhỏ 2 – 3 lần khoảng 1 tuần có hiệu nghiệm.

Bên cạnh những lợi ích mà cây vừng đen mang lại thì các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc rằng những người âm suy không nên dùng vừng đen để chữa bệnh.

x

Check Also

Lợi ích sức khỏe của việc sử dụng Kha tử trong điều trị viêm họng

Viêm họng mạn không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong ...

Trình dược viên