Dị ứng thuốc – Mối e ngại khi sử dụng thuốc - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Dị ứng thuốc – Mối e ngại khi sử dụng thuốc

Dị ứng thuốc – Mối e ngại khi sử dụng thuốc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...

Trị bệnh không thể không sử dụng đến thuốc, tuy nhiên vấn đề dị ứng thuốc đang trở thành mối lo cho người sử dụng nó. Tùy vào cơ địa từng người mà mức độ dị ứng có thể nặng hay nhẹ.

Thực tế cho thấy, 10 – 20% người sử dụng thuốc sẽ gặp phải các triệu chứng dị ứng, tùy cấp độ khác nhau. Điều đáng ngại là người sử dụng không hề biết mình bị dị ứng với thuốc đó cho đến khi chúng biểu hiện ra ngoài. Nhiều trường hợp đến chính bác sĩ còn “ẩu” trong việc dùng thuốc cho đến khi có các biểu hiện dị ứng mới “chợt nhớ” ra là mình đã từng bị dị ứng với thuốc này. Cho nên tình trạng bệnh nhân bị dị ứng khi sử dụng thuốc là không tránh khỏi và có thể gặp thường ngày.

Dị ứng thuốc - Mối e ngại khi sử dụng thuốc

Dị ứng thuốc – Mối e ngại khi sử dụng thuốc

Biểu hiện khi bạn bị dị ứng thuốc

Tùy vào cơ địa từng người, dị ứng sẽ biểu hiện ở những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có thể nói, triệu chứng dị ứng thuốc rất đa dạng, nhẹ là các kích ứng gây buồn nôn, nôn, nặng có thể sốt cao, hôn mê, tổn thương các cơ quan như thận, gan… dẫn đến tử vong.

Một số biểu hiện dị ứng thuốc thường thấy như: cơ thể đột ngột nổi ban đỏ ngứa, nhất là các vùng quanh mắt, quanh miệng, ở gan bàn chân, bàn tay, da đầu,… Hoặc một số triệu chứng như bốc hỏa ở vùng mặt, vùng trên ngực, có thể đi kèm với ngạt sổ mũi, đỏ mắt, chảy nước mắt…

Ngoài ra, sau khi bị dị ứng thuốc, nhiều người bệnh còn có cảm giác bồn chồn, lo lắng, sợ sệt sau khi dùng thuốc và sau đó có cảm giác khó thở. Nặng hơn sẽ sốt cao tới  38 – 39oC, kèm theo cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau xương khớp và nổi nhiều hạch.

Những nguy cơ gây dị ứng thuốc

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới dị ứng, nhưng cơ địa của người sử dụng thuốc là yếu tố chủ yếu khiến bệnh nhân mắc phải dị ứng thuốc. Đặc biệt, những người có tiền sử về dị ứng sẽ có khả năng dị ứng cao hơn khi sử dụng thuốc.

Có một sự thống kê hết sức thú vị là tỉ lệ dị ứng ở nữ nhiều hơn so với ở nam. Có thể nói, tuổi tác và giới tính cũng có vai trò rõ rệt trong nguy cơ mắc dị ứng.

Cách sử dụng thuốc không tuân theo chỉ định của bác sĩ hoặc không tham khảo ý kiến từ các Trình dược viên cũng khiến bạn có nguy cơ mắc dị ứng. Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, dùng quá liều lượng, dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc trong thời gian kéo dài, kết hợp nhiều loại thuốc một lần mà không biết chúng phản ứng chéo, tương kỵ lẫn nhau cũng là mối e ngại cho người sử dụng về nhiều bệnh khác ngoài dị ứng.

Buồn nôn là triệu chứng thường thấy khi bị dị ứng thuốc

Buồn nôn là triệu chứng thường thấy khi bị dị ứng thuốc

Phòng và điều trị khi bị dị ứng thuốc

Cách phòng chống dị ứng thuốc:

Không thể bàn cãi về tác dụng của thuốc trong điều trị bệnh, nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể lạm dụng sử dụng chúng một cách tùy tiện. Đó cũng chính là cách chúng ta tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Không tự ý sử dụng thuốc dưới mọi hình thức khi không có sự hướng dẫn và chỉ thị của bác sĩ chuyên khoa.

Một điều mà luôn được các thầy thuốc và các y bác sĩ nhắc nhở trước khi kê đơn thuốc nhưng luôn luôn không thừa: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Đừng bao giờ có ý định tự ý mua thuốc về sử dụng đặc biệt là thuốc kháng sinh hay một số loại thuốc chuyên khoa đặc trị, kể cả nó có là thuốc nhỏ mắt hay thuốc bôi ngoài da cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Điều trị khi bị dị ứng thuốc:

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng cũng như có một số biểu hiện tiền dị ứng, người bệnh lập tức ngưng sử dụng thuốc và đến ngay phòng khám chuyên khoa hay các bệnh viện gần nhất để được thăm khám.

Lưu ý: không được tự điều trị dị ứng ở nhà theo cảm tính hay bằng bất kỳ bài thuốc dân gian nào để tránh những di chứng đáng tiếc về sau.

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên