Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc giảm đau hợp lý
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Thuốc hạ sốt giảm đau » Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...

Thuốc giảm đau ngoài công dụng giảm đau còn tiềm ẩn tác dụng trái chiều nếu sử dụng không hợp lý, Dược sĩ cảnh báo những sai lầm khi sử dụng thuốc giảm đau.

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Thuốc giảm đau nhóm I còn được gọi là thuốc giảm đau ngoại biên trong đó các loại thuốc không Opioid như Paracetamol, Aspirin… Và thuốc chống viêm không Steroid gọi tắt là NSAID như Ibuprofen ở liều giảm đau. Được chỉ định sử dụng trong những cơn đau nhẹ và trung bình, ít gây tác dụng phụ tác dụng rất tốt.

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

  • Paracetamol

Là thuốc giảm đau phổ biến nhất sử dụng trong những cơn đau nhẹ đến trung bình. Chỉ định dùng cho người lớn và trẻ nhỏ, bên cạnh đó Paracetamol còn có công dụng giảm đau theo cơ chế ngoại vi và trung ương. Paracetamol được dùng theo đường truyền tĩnh mạch và cho phép điều trị đau cấp tính, đặc biệt đối với các cơn đau hậu phẫu.

Khuyến cáo: Paracetamol không được dùng trong các trường hợp viêm hoặc quá mẫn cảm với thành phần của thuốc (Dược sĩ Mai Hồng Loan – giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay).

Tương tác thuốc: tuyệt đối không được dùng thuốc chống đông đường uống với Paracetamol và các loại thuốc giảm đau nhóm II như Codein phosphat.

  • Aspirin (Acid acetylsalicylic)

Aspirin thuốc giảm đau, hạ sốt được chỉ định dùng trong các trường hợp đau mức độ nhẹ.

Chống chỉ định: những đối tượng mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc có tiền sử bệnh hen, loét dạ dày tá tràng, các bệnh liên quan đến rối loạn đông máu, suy gan, suy giảm chức năng thận…đặc biệt là phụ nữ ở 3 tháng cuối thai kỳ.

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc giảm đau hợp lý

Aspirin thuốc giảm đau, hạ sốt

Tác dụng không mong muốn: khi sử dụng thuốc tân dược Aspirin có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau bụng, xuất huyết tiêu hóa (nôn, đi ngoài ra máu,  giảm thính giác, ù tai…

(Lưu ý: Aspirin không nên kết hợp với các thuốc chống đông đường uống (dù ở liều thấp), các NSAID khác, heparin và các thuốc tăng thải acid uric qua nước tiểu)

  • Các NSAID (không phải loại salicylat)

Khi sử dụng nhóm thuốc này với liều cao có tác dụng chống viêm rất hiệu quả, còn với liều lượng thấp thì lại được dùng trong các trường hợp đau nhẹ và trung bình. Bên cạnh đó, kết hợp các thuốc này với các thuốc giảm đau mạnh thậm chí có thể tăng hiệu quả trong điều trị đau do ung thư.

Chống chỉ định: có biểu hiện dị ứng với nhóm thuốc này, suy tế bào gan, tiền sử mới mắc viêm ruột và chảy máu trực tràng, mất nước hoặc suy dinh dưỡng, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai (từ tháng thứ 6) và cho con bú…

  • Nefopam

Thuốc được chỉ định điều trị các cơn đau cấp tính, bao gồm cả đau sau phẫu thuật và được sử dụng bằng cách tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên, thuốc có cấu trúc hóa học khác với các thuốc giảm đau thông thường, không có tác dụng chống viêm hoặc hạ sốt và không gây ức chế hô hấp (Dược sĩ Đặng Hà Anh – tốt nghiệp Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay).        

Chống chỉ định: những người có tiền sử rối loạn co giật, nguy cơ bí tiểu liên quan đến tuyến tiền liệt, glaucom góc đóng và suy mạch vành.

Nguồn: Trình Dược viên

x

Check Also

Dược sĩ hướng dẫn cách dùng và liều dùng của thuốc Ravonol

Thuốc Ravonol là loại thuốc thuộc nhóm hạ sốt giảm đau ngoài ra còn giúp ...

Trình dược viên