Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh

Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Theo Kiến thức Y dược, dầu gió rất được ưa chuộng sử dụng trong việc xoa bóp các chỗ đau hoặc làm thông mũi khi bị ngạt… nhưng không phải ai cũng sử dụng được, nhất là với trẻ sơ sinh.

Dầu gió được dân gian rất ưa sử dụng trong việc xoa bóp các chỗ đau hoặc là làm thông mũi khi bị ngạt… Tác dụng thông mũi của dầu gió là do nó chứa nhiều loại tinh dầu bay hơi, như: tinh dầu bạc hà (menthol), tinh dầu chương não (camphor). Một số dầu xoa có chứa thêm methyl salicylat, tinh dầu thông…

Có nên dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh?

Có nên dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh?

Dùng dầu gió ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tử vong

Với người lớn thì có thể dùng dầu gió để giúp thông hơi, dễ thở, nhưng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì không được dùng. Đã có những báo cáo – không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới ghi nhận các ca trẻ sơ sinh do được người lớn bôi dầu gió, cao xoa chứa tinh dầu bạc hà, tinh dầu chương não khiến trẻ bị ngộ độc, co giật… thậm chí dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc là khi trẻ hít phải các chất menthol, camphor có tác dụng kích ứng đường hô hấp sẽ gây suy hô hấp, thậm chí là ngưng thở.

Đối với phụ nữ khi cho con bú cũng tránh, không nên dùng thuốc thoa chứa methyl salicylat vì có thể dính ở đầu vú, trẻ bú sẽ nuốt phải methyl salicylat và ngộ độc.

Mối nguy hiểm khi dùng dầu gió ở trẻ sơ sinh

Trẻ dưới 2 tuổi không được dùng dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà. Còn với trẻ trên 2 tuổi, nếu sử dụng dầu gió sai cách có thể gây ra những nguy hiểm sau:

Khiến cơ thể trẻ hạ nhiệt nhanh

Khi trời trở lạnh, hoặc khi trẻ mỏi mệt, bị cảm… nhiều ba mẹ thường bôi dầu gió vào tai, thái dương, lòng bàn tay, bàn chân để làm nóng cơ thể giúp trẻ giữ ấm. Nhưng sự thật dầu gió sẽ khiến cơ thể trẻ nhanh hạ nhiệt hơn là tăng nhiệt nếu mẹ lạm dụng.

Bởi trong dầu gió, tinh dầu bạc hà chứa methol và methyl salicylat. Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh khi xoa vào da. Khi dùng nhiều dầu gió có tác dụng phụ làm tăng bài tiết mồ hôi nên dễ gây hạ nhiệt thân thể gây tác dụng ngược.

Trình dược viên liệt kê những nguy hiểm khi dùng dầu gió cho trẻ

Trình dược viên liệt kê những nguy hiểm khi dùng dầu gió cho trẻ

Hủy hoại niêm mạc đường tiêu hóa

Trẻ em uống phải dầu gió, nhất là loại có chứa tinh dầu bạc hà có thể hủy hoại niêm mạc đường tiêu hóa gây hậu quả nghiêm trọng

Gây ức chế tuần hoàn hô hấp dẫn đến ngưng tim, ngưng thở

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Hệ hô hấp của trẻ sẽ bị tổn thương khi hít dầu gió thường xuyên. Bởi trong thành phần của dầu gió có chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em. Lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3-11%. Nếu lạm dụng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) thì hệ hô hấp bị tổn thương, thậm chí ngưng thở.

Tùy vào lượng dầu nhiều hay ít, khi bị ngộ độc, camphor có thể gây tác hại với những triệu chứng xuất hiện chỉ trong vòng 5 – 90 phút sau tiếp xúc.

Biểu hiện sớm là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.

Gây xung huyết da

Trong dầu gió chứa chất methy salicylat, đây là chất gây xung huyết da nếu mẹ bôi dầu gió vào vết thương hở trên cơ thể trẻ. Tình trạng xung huyết da sẽ khiến trẻ đau, lâu khỏi, thậm chí bị nhiễm trùng, vết thương lở loét.

Trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không được dùng dầu gió

Trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không được dùng dầu gió

Cách sử dụng dầu gió cho trẻ trên 2 tuổi

Nên sử dụng dầu chỉ dành cho trẻ em, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

– Không dùng dầu gió cho trẻ 3 – 4 lần/ ngày.

– Nên lấy đầu ngón tay trỏ lấy một lượng thích hợp thay bằng việc đổ dầu gió trực tiếp lên vùng da, bôi lên chỗ đau nhức hay vết côn trùng cắn đốt.

– Không bôi vào vết thương hở, niêm mạc mắt, đau bụng thì bôi quanh rốn, đau đầu bôi thái dương.

– Tuyệt đối không cho trẻ ngửi, dù chỉ là một ít.

– Không bôi dầu gió khi trẻ bị ốm, táo bón… vì có thể khiến cơ thể hạ nhiệt ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên