Những sự thật bạn ít biết về bệnh trĩ
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Những sự thật bạn ít biết về bệnh trĩ?

Những sự thật bạn ít biết về bệnh trĩ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Bệnh trĩ theo Kiến thức Y dược là loại bệnh lý được phát triển ở vùng hậu môn trực tràng, chúng được hình thành và phát triển do sự giãn nở quá mức các mạch máu và các tĩnh mạch trĩ ở hậu môn.

Những sự thật bạn ít biết về bệnh trĩ?

Những sự thật bạn ít biết về bệnh trĩ?

75% người dân sẽ mắc trĩ ít nhất một lần trong đời

Bệnh trĩ rất phổ biến, xuất hiện khá nhiều người bị bệnh trĩ trước tuổi 50. Kết luận được đưa ra của Viện Nghiên cứu béo phì, tiêu hóa và các bệnh về gan có trên 75% người dân sẽ mắc trĩ ít nhất một lần trong đời.

Bệnh trĩ xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào

Trĩ thường xảy ra rất phổ biến ở độ tuổi 45 đến 65 và nó cũng thường được xuất hiện ở người trẻ. Ở những người lớn tuổi, các mô liên kết giữa hậu môn và trực tràng bị suy yếu nên dễ bị trĩ hơn lứa tuổi khác. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng mọi lứa tuổi đều có khả năng mắc bệnh trĩ, nguyên nhân phổ biến thường là do áp lực lên hậu môn liên quan đến việc táo bón hoặc tiêu chảy. Nhất là trong thời kỳ trong thời kỳ mang thai, áp lực lên bụng tăng cao hơn dẫn đến tĩnh mạch dễ bị sưng phồng vì vậy cũng có thể gây ra bệnh trĩ.

Ăn thực phẩm cay có gây ra bệnh trĩ?

Bệnh trĩ được hình thành do áp lực lên tĩnh mạch gần hậu môn. Nói cách khác là do áp lực trực tiếp lên mạch máu, không phải do quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Trong một thử nghiệm lâm sàng cho thấy những triệu chứng của bệnh trĩ không hề trở nên nặng hơn ở những người ăn ớt.

Táo bón là một trong những nguy cơ gây bệnh trĩ

Táo bón là một trong những nguy cơ chủ yếu nhất gây ra việc hình thành bệnh trĩ. Thực hiện một chế độ ăn nhiều xơ và uống nhiều nước có thể giúp cho nhu động đường ruột mềm mại và ngăn ngừa bệnh táo bón. Lời khuyên được đưa ra là nên nên tiêu thụ 20 đến 35 gram chất xơ mỗi ngày. Nếu như bạn không ăn đủ lượng như vậy, cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn thêm về việc bổ sung chất xơ bằng việc uống thuốc.

Tiếp xúc với bề mặt lạnh có gây ra bệnh trĩ?

Không có bằng chứng cụ thể cho thấy việc tiếp xúc với bề mặt lạnh có thể gây ra bệnh trĩ. Trên thực tế, một cái gạc lạnh rất hữu ích trong việc giảm bớt một số triệu chứng của bệnh trĩ. Bạn hãy sử dụng túi lạnh để giảm sưng và giảm cảm giác khó chịu bằng cách đặt chúng vào hậu môn trong thời gian ngắn. Nhưng lưu ý: nếu bạn ngồi trong nhà vệ sinh với một thời gian dài có thể gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, nên tuyệt đối tránh việc đọc báo hoặc sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh. Việc đó làm cho bạn quên mất thời gian khi bạn đang ở trong chỗ không thích hợp.

benh-tri

Có nên tập thể dục nếu bị trĩ?

Tập thể dục thực sự là một phần quan trọng trong việc phòng tránh bệnh trĩ, tuy nhiên khi bạn nâng đồ nặng sai kỹ thuật (ví dụ như việc nín thở khi nâng), có thể làm tăng nguy cơ mắc trĩ hoặc khiến bệnh trĩ trở nên nặng hơn. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa táo bón, giảm nguy cơ mắc trĩ.

Bệnh trị trĩ có cần phẫu thuật?

Rất hiếm khi cần phẫu thuật đối với bệnh nhân trĩ, mà thông thường chỉ cần điều trị bảo tồn. Điều trị bệnh trĩ chủ yếu dựa trên việc thay đổi chế độ ăn và lối sống. Dưới 10% bệnh nhân trĩ cần phải phẫu thuật.

Trĩ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư?

Không có bằng chứng cho thấy trĩ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mối bận tâm duy nhất với bệnh trĩ là những người có tiền sử bệnh trĩ thỉnh thoảng có thể bị chảy máu nhiều và họ thường bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Nếu bạn trên 50 tuổi hoặc một ai đó trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư đại trực tràng, bạn nên lưu tâm đến bất kỳ thay đổi trong triệu chứng hoặc những dấu hiệu mới về đường tiêu hóa đi kèm với các triệu chứng trĩ thông thường. Hãy nhớ chia sẻ thông tin này với bác sĩ của bạn.

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên