Trình dược viên liệt kê những dấu hiệu của bệnh rối loạn dạ dày
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình dược viên liệt kê những dấu hiệu của bệnh rối loạn dạ dày

Trình dược viên liệt kê những dấu hiệu của bệnh rối loạn dạ dày

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Rối loạn dạ dày là bệnh thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nếu có kế hoạch ăn uống không hợp lý. Sau đây, Trình dược viên liệt kê những dấu hiệu cơ bản của bệnh này cũng như nguyên nhân và cách khắc phục chúng.

roi-loan-da-day

Trình dược viên liệt kê những dấu hiệu của bệnh rối loạn dạ dày

  1. Nóng ở ngực

Nguyên nhân có thể do trào ngược axit.

Biểu hiện: Phần lớn chúng ta sẽ có cảm giác nóng rát ngay dưới phần xương ức.

Cách khắc phục: Chưa có giải pháp nào phù hợp cho tất cả. Vì vậy, bạn cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục chúng. Cần xem xét lại chế độ ăn uống vì có thể tình trạng này là do những thực phẩm gây ợ nóng gây ra. Hoặc bạn cũng có thể kê gối cao một chút khi đi ngủ (góc khoảng 15 độ) để giúp làm giảm axit dạ dày.

  1. Đau xung quanh rốn

Nguyên nhân có thể do viêm ruột thừa.

Biểu hiện: Bệnh đau ruột thừa có thể bắt đầu bởi những cơn đau âm ỉ ngay vùng xung quanh rốn. Nếu cơn đau trở nên tồi tệ hơn, nó sẽ di chuyển về phía hông bên phải.

Cách khắc phục: Kiểm tra càng sớm càng tốt nếu thấy những cơn đau bất thường như trên. Vì nếu bạn bị viêm ruột thừa, có thể cần đến phẫu thuật. Trong trường hợp can nếu thiệp muộn có thể khiến bạn có nguy cơ bị vỡ ruột thừa, điều này là rất nguy hiểm.

  1. Đau nhói dưới xương sườn

Nguyên nhân có thể do sỏi mật.

Biểu hiện: Sỏi mật thực chất là những cục cholesterol nhỏ vàb sỏi mật có thể nhỏ như hạt đậu hoặc to như quả bóng golf. Dù bất kể là to hay nhỏ, sự xuất hiện của chúng trong túi mật cũng gây ra biểu hiện đau nhói, và có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn.

Cách khắc phục: Sử dụng thuốc tránh thai và khả năng sinh sản của con người có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc sỏi mật. Về cơ bản thì phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn nam giới. Nếu bạn bị sỏi mật và đang sử dụng thuốc tránh thai, hãy nói chuyện với các bác sĩ sản phụ khoa để được đổi phương pháp tránh thai an toàn. Sỏi mật không gây ra rắc rối lớn nhưng nếu liên tục gặp phải tình trạng này, bạn có thể cần phẫu thuật.

roi-loan-da-day-1

  1. Nóng rát dạ dày

Nguyên nhân có thể do loét dạ dày.

Biểu hiện: Nếu bị đau bụng hàng ngày và đặc biệt là đau hơn sau khi ăn, đó có thể là dấu hiệu của loét dạ dày. Và bạn sẽ cảm thấy nóng ngay trong ruột.

Cách khắc phục: Ngừng sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen nếu bạn đang sử dụng vì chúng có thể khiến bệnh tồi tệ hơn. Đồng thời nên đi khám bác sĩ để nhận được các lời khuyên tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của loét, bạn có thể cần dùng đến thuốc hoặc phẫu thuật.

  1. Khó chịu bụng và mót đại tiện

Nguyên nhân có thể do không dung nạp lactose.

Biểu hiện: Bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở toàn bộ vùng bụng vì đó là một vấn đề của ruột non. Hơn nữa, tình trạng khó chịu do bị đầy hơi và tiêu chảy sẽ khiến bạn phải vào nhà vệ sinh nhiều lần.

Cách khắc phục: Bạn cần phải xác định được mức độ không dung nạp lactose của cơ thể. Hãy thử dùng một vài ly sữa và xem điều gì sẽ xảy ra sau đó hãy đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

  1. Đau quặn bụng và tiêu chảy kéo dài

Nguyên nhân có thể do nhạy cảm với gluten.

Biểu hiện: Trướng bụng, đầy hơi và đau quặn ruột sau khi ăn những thực phẩm chứa gluten là những dấu hiệu do cơ thể bạn nhạy cảm với gluten.

Cách khắc phục: Cần kiểm tra phản ứng với một số loại thực phẩm khác và hỏi ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ về cách tốt nhất để loại bỏ chúng. Nếu bạn bị dị ứng nặng, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe mà vẫn nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.

roi-loan-da-day-2

  1. Tiêu chảy ra máu, đau bụng và sốt

Nguyên nhân có thể do viêm đại tràng, hoặc bệnh Crohn.

Biểu hiện: Đầy hơi co thắt, trướng bụng, có thể thấy máu trong phân, kèm theo dấu hiệu buồn nôn và sốt.

Cách khắc phục: Cách duy nhất là đi khám bác sĩ. Bệnh Crohn và viêm đại tràng là hai bệnh có cùng độ nặng. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, có thể sử dụng thuốc chống viêm hay những biện pháp điều trị tích cực hơn. Cả hai bệnh này đều sẽ gây nguy hiểm nếu không được kiểm soát đúng cách.

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên