Sưng khớp cổ chân thường kèm theo cơn đau, làm hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh. Để giảm thiểu tác động của tình trạng này đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời.
- Những nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp và lưu ý khi sử dụng
- Những sai lầm khi dùng vitamin C khiến da tối màu và kém tươi sáng
Bài viết dưới đây bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sưng khớp cổ chân.
Sưng khớp cổ chân là gì?
Sưng khớp cổ chân là tình trạng viêm khớp, gây phù nề mô mềm xung quanh khu vực cổ chân. Hệ quả là cơn đau khớp, giảm khả năng vận động, và trong trường hợp nặng, có thể dẫn đến cứng khớp hoặc dính khớp, làm mất khả năng cử động.
Đôi khi, viêm sưng khớp cổ chân cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gây đau đớn, khó chịu và hạn chế khả năng vận động.
Nguyên nhân gây viêm sưng khớp cổ chân
Có nhiều nguyên nhân gây viêm sưng khớp cổ chân, trong đó các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Thoái hóa khớp cổ chân: Thường gặp ở người cao tuổi, khi sụn khớp bị thoái hóa theo thời gian, khiến gai xương chèn ép mô mềm quanh khớp.
- Chấn thương đột ngột: Gây tràn máu trong ổ khớp và phù nề mô xung quanh, gây đau và sưng.
- Bệnh lý tự miễn: Như Lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, ảnh hưởng đến khớp.
- Bệnh Gout: Rối loạn chuyển hóa gây lắng đọng tinh thể urat trong khớp, dẫn đến viêm.
- Viêm các tổ chức quanh khớp: Bao gồm viêm gân, viêm mô tế bào, hội chứng ống cổ chân.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác như lao động nặng, thừa cân béo phì, suy giảm đề kháng, và thói quen ít vận động cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm sưng khớp cổ chân.
Triệu chứng viêm khớp cổ chân gây sưng đau
Theo các bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn Các triệu chứng dễ nhận biết khi bị viêm sưng khớp cổ chân bao gồm:
- Đau cục bộ ở khớp cổ chân, thường xuất hiện khi mới ngủ dậy hoặc khi phải di chuyển trong thời gian dài.
- Cơn đau giảm dần khi được xoa bóp.
- Cứng khớp, làm hạn chế khả năng vận động.
- Đau nhói khi khớp bị chạm hoặc vận động.
- Cổ chân sưng đỏ và có cảm giác ấm nóng.
- Tiếng kêu khi di chuyển hoặc đi lại.
- Người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, suy nhược.
Mặc dù viêm khớp cổ chân thường không gây nguy hiểm ngay lập tức, nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng như viêm khớp mạn tính và suy giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc thăm khám và điều trị sớm là rất quan trọng.
Chẩn đoán viêm sưng khớp cổ chân
Để xác định nguyên nhân gây sưng khớp cổ chân, bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng viêm sưng và khả năng vận động của khớp. Đồng thời, bệnh nhân cần cung cấp thông tin về tiền sử bệnh lý để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.
Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Để đánh giá tình trạng nhiễm trùng và phát hiện bệnh lý tự miễn.
- Chụp X-quang: Giúp quan sát cấu trúc xương và sụn khớp, tìm dấu hiệu thoái hóa.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cung cấp hình ảnh chi tiết về khớp, dây chằng và mô mềm xung quanh, hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Điều trị viêm sưng khớp cổ chân
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân:
- Điều trị nội khoa: Dùng thuốc giảm đau và chống viêm để kiểm soát triệu chứng đau, sưng và cứng khớp.
- Điều trị theo nguyên nhân: Sử dụng thuốc tác động vào cơ chế gây bệnh.
- Điều trị tại chỗ: Tiêm thuốc chống viêm vào khu vực bị viêm để giảm tình trạng sưng tấy.
- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Áp dụng cho viêm khớp mạn tính.
- Tiêm collagen: Giúp giảm viêm và bảo vệ mô sụn khớp, bổ sung chất nhờn cho khớp.
Ngoài các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần thực hiện vật lý trị liệu và tuân theo chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe.