Chụp MRI sử dụng từ trường mạnh, khiến nhiều người lo ngại về độ an toàn. Vậy phương pháp này có an toàn không? Khoảng thời gian giữa hai lần chụp nên là bao lâu để vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho người thực hiện?
- Nguyên nhân và cách điều trị tình trạng sưng khớp cổ chân
- Lưu ý về sức khỏe khi thường xuyên gặp tình trạng tê chân tay khi ngủ
- Dược sĩ gợi ý các loại thuốc trị tiêu chảy an toàn và hiệu quả
1. Chụp MRI là gì?
Trước khi tìm hiểu về khoảng cách giữa hai lần chụp MRI, bạn cần nắm rõ khái niệm về phương pháp này.
Chụp MRI, hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ, là kỹ thuật sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể. Những hình ảnh này giúp bác sĩ có cơ sở chính xác để chẩn đoán bệnh và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Phương pháp này thường được áp dụng để quan sát các cơ quan như não, tim, phổi, đầu gối,… Đây là một kỹ thuật tiên tiến, mang lại hình ảnh rõ nét, chi tiết về mô mềm và hệ thần kinh.
2. Đối tượng nào cần chụp MRI?
Bác sĩ không yêu cầu tất cả bệnh nhân phải chụp cộng hưởng từ mà chỉ chỉ định trong những trường hợp thực sự cần thiết. Các đối tượng theo bác sĩ, giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ bao gồm:
– Người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như u não, tai biến, động kinh, chấn thương, viêm não,…

Người bệnh có thể được chỉ định chụp cộng hưởng từ nếu có triệu chứng nghi ngờ viêm
– Bệnh nhân có dấu hiệu liên quan đến các bệnh lý mạch máu hoặc dị tật bẩm sinh.
– Người gặp vấn đề về mắt, tai – mũi – họng do chấn thương, có khối u hoặc viêm nhiễm.
– Bệnh nhân bị chấn thương.
– Người đau khớp như vai, khuỷu tay, cổ tay, háng,… có thể được chỉ định chụp MRI.
– Trường hợp có khối u phần mềm hoặc nghi ngờ mắc ung thư phổi, bệnh lý gan, lách, phụ khoa,…
– Chụp MRI cũng được áp dụng cho người cần kiểm tra tim hoặc tưới máu não.
3. Quy trình thực hiện chụp MRI
Trước tiên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám sơ bộ để đánh giá mức độ cần thiết của việc chụp MRI. Nếu cần, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng chụp và thực hiện theo quy trình sau:
– Trước khi chụp: Do máy MRI có thể hút kim loại, bệnh nhân cần tháo bỏ trang sức và các vật dụng kim loại như nhẫn, khuyên tai, vòng, đồng hồ, thẻ ATM,… để đảm bảo an toàn. Sau đó, người bệnh sẽ thay trang phục phù hợp và được nhân viên y tế hướng dẫn tư thế nằm trên máy chụp.
– Trong khi chụp: Bệnh nhân cần giữ nguyên tư thế để đảm bảo hình ảnh thu được rõ nét. Nếu chụp vùng bụng hoặc ngực, người bệnh cần nín thở trong thời gian ngắn để hình ảnh có độ chính xác cao. Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định gây mê để quá trình chụp diễn ra thuận lợi.
– Sau khi chụp: Hầu hết bệnh nhân không cảm thấy khó chịu và có thể sinh hoạt bình thường. Khi có kết quả phân tích, bác sĩ sẽ thông báo và giải thích chi tiết để người bệnh hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình.
4. Khoảng thời gian giữa hai lần chụp MRI là bao lâu?
Nhiều người thắc mắc về thời gian tối thiểu giữa hai lần chụp MRI để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Các chuyên gia, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm giải thích như sau.
Thông thường, quá trình chụp cộng hưởng từ kéo dài từ 15 – 30 phút. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân có tình trạng sức khỏe và bệnh lý khác nhau, nên bác sĩ sẽ điều chỉnh thời gian chụp sao cho phù hợp, vừa đảm bảo an toàn vừa thu được kết quả chính xác. Vì vậy, khoảng cách giữa hai lần chụp không cố định mà phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán bệnh hiện đại
Hiện tại, chưa có quy định cụ thể về thời gian tối thiểu giữa hai lần chụp MRI. Phương pháp này không sử dụng tia X, nên không gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể. Tuy nhiên, do MRI sử dụng từ trường mạnh, bệnh nhân chỉ nên thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ.
Lời khuyên dành cho người bệnh là nên đi khám khi có dấu hiệu bất thường. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá và đề xuất phương pháp chẩn đoán phù hợp, giúp tránh lãng phí thời gian và chi phí không cần thiết.
5. Đối tượng không nên chụp MRI
Chụp cộng hưởng từ là phương pháp hiện đại với nhiều ưu điểm, nhưng một số trường hợp sau cần cân nhắc trước khi thực hiện:
– Phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu: Chỉ nên chụp MRI khi có chỉ định của bác sĩ.
– Người mắc bệnh lý nặng: Bệnh nhân bị viêm phổi nặng, suy thận, suy giảm chức năng gan hoặc trào ngược dạ dày,… không nên thực hiện vì thời gian chụp kéo dài có thể gây mệt mỏi.
– Người có thiết bị kim loại trong cơ thể: Bao gồm vòng xoắn kim loại trong mạch máu, khớp nhân tạo bằng kim loại, van tim nhân tạo, máy khử rung tim cấy ghép, máy trợ thính, đinh vít, mảnh bom,… vì từ trường mạnh có thể ảnh hưởng đến các thiết bị này.
Nguồn: Trình dược viên