Bệnh Alzheimer cần điều trị sớm để hạn chế ảnh hưởng đến trí nhớ và hành vi. Hiện nay, thuốc là phương pháp điều trị phổ biến. Vậy có những loại thuốc nào và làm thế nào để sử dụng chúng hiệu quả và an toàn?
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Aspirin
- Những nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp và lưu ý khi sử dụng

Việc sử dụng thuốc điều trị Alzheimer cần tuân thủ đúng hướng dẫn
Tổng quan về bệnh Alzheimer
Alzheimer là một bệnh lý thần kinh chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác, nhưng các nhà khoa học cho rằng bệnh xảy ra khi các tế bào não có chức năng lưu trữ và xử lý thông tin dần suy yếu và chết đi. Cùng với đó, sự xuất hiện của các protein bất thường gây nên mảng bám trong và xung quanh tế bào não cũng cản trở quá trình truyền tải thông tin.
Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những triệu chứng thường gặp của bệnh Alzheimer bao gồm:
- Đãng trí: Người bệnh thường xuyên quên tên đồ vật, nơi để đồ…
- Trí nhớ và tư duy bất thường: Người bệnh dễ quên tên người thân, thường xuyên hỏi đi hỏi lại câu hỏi, kể lại câu chuyện nhiều lần và gặp khó khăn khi ghi nhớ các vấn đề đơn giản trong sinh hoạt.
- Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể thay đổi tính cách, cảm xúc và hành vi, chẳng hạn như hay đi lang thang.
Bệnh Alzheimer thường gặp ở người cao tuổi, những người có rối loạn thần kinh bẩm sinh, hoặc có lối sống không lành mạnh. Nếu có người thân mắc bệnh, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng có thể cao hơn.
Các loại thuốc điều trị Alzheimer
Mặc dù Alzheimer hiện chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn, nhưng một số loại thuốc có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Dưới đây là các loại thuốc thường được dược sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ:
- Thuốc ức chế men cholinesterase: Thuốc này thích hợp cho bệnh nhân ở mức độ nhẹ và trung bình. Các thuốc này ngăn chặn sự phân hủy của acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng đối với khả năng ghi nhớ và nhận thức. Việc điều trị sớm sẽ giúp làm chậm tiến triển của bệnh, và hiệu quả sẽ càng cao nếu sử dụng ngay từ giai đoạn đầu. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi, nhịp tim chậm, giảm cân, nôn và tiêu chảy.
- Memantine: Memantine được chỉ định cho bệnh nhân Alzheimer ở giai đoạn trung bình đến nặng. Thuốc ức chế thụ thể NMDA và giảm hoạt động của glutamate, một chất dẫn truyền thần kinh có thể làm bệnh nặng thêm. Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ có thể kết hợp thuốc này với các loại thuốc khác để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
- Aducanumab: Thuốc này được tiêm vào cơ thể mỗi tháng và tác động đến amyloid beta, một protein có trong mô não của bệnh nhân Alzheimer, từ đó giảm sự tiến triển của bệnh và cải thiện các triệu chứng.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc bổ trợ thần kinh khác để hỗ trợ chức năng nhận thức và hành vi, hoặc thuốc tác động lên mạch máu não để nâng cao hiệu quả điều trị.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị Alzheimer
Để đảm bảo điều trị Alzheimer hiệu quả, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:
- Dùng thuốc đúng liều: Bệnh nhân phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bắt đầu với liều thấp và tăng dần nếu cần thiết. Liều dùng sẽ được điều chỉnh tùy theo phản ứng của bệnh nhân.
- Không tự ý dùng thêm thuốc khác: Trước khi sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị.
- Khám bác sĩ khi có bất thường: Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề gì khi dùng thuốc, bệnh nhân cần dừng thuốc ngay và liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn kịp thời.
Việc sử dụng thuốc điều trị Alzheimer cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất, đồng thời tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Việc theo dõi thường xuyên và thông báo kịp thời các triệu chứng bất thường sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và an toàn.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2025
Phòng ngừa Alzheimer
Dược sĩ tư vấn để giảm nguy cơ mắc Alzheimer, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:
- Kích thích trí não: Thường xuyên rèn luyện trí óc qua việc học ngôn ngữ mới, đọc sách, ghi chép hoặc giải đố.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn cải thiện trí nhớ và nhận thức.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ưu tiên ăn rau xanh, quả mọng, đậu và cá, đồng thời hạn chế chất béo, đường và thịt đỏ.
- Chăm sóc giấc ngủ: Ngủ đủ giấc, không ngủ quá nhiều vào ban ngày để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
- Kiểm soát căng thẳng: Giảm thiểu stress giúp giảm nguy cơ bệnh Alzheimer, vì căng thẳng lâu dài có thể làm tổn thương tế bào não.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về cách sử dụng các loại thuốc điều trị Alzheimer hiệu quả và an toàn.