Khẩn cấp: 10 biện pháp phòng tránh dịch cúm A/ H1N1 - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Khẩn cấp: 10 biện pháp phòng tránh dịch cúm A/ H1N1

Khẩn cấp: 10 biện pháp phòng tránh dịch cúm A/ H1N1

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Dịch cúm A/H1N1 đang có diễn tiến bùng phát trở lại khá phức tạp thậm chí dẫn tới tử vong. Do đó, ngay từ bây giờ để không trở thành nạn nhân của dịch cúm này, mỗi người cần lưu ý 10 biện pháp phòng tránh khẩn cấp sau đây.

10 biện pháp phòng tránh dịch cúm A/ H1N1

  1. Người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ mang thai, trẻ em, người già là đối tượng đề kháng yếu rất dễ bị virus cúm xâm nhập. Vậy nên, tuyệt đối không được tiếp xúc với người có nghi ngờ bị mắc cúm.
  2. Tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, che miệng mỗi khi hắt hơi hoặc ho.
  3. Học sinh, sinh viên tự theo dõi sức khoẻ của mình nếu có triệu chứng ho, sốt, đau họng thì thông báo ngay cho Giáo viên, gia đình.
  4. Hạn chế tiếp xúc với người bị cúm. Nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 1m khi nói chuyện.
  5. Thường xuyên vệ sinh nơi ở, phòng học thoáng mát, mở cửa sổ, lau chùi bề mặt bằng hoá chất khử khuẩn thông thường.
  6. Học sinh, sinh viên và người đi làm nếu có hiện tượng bị cảm ốm thì nên được cách ly, đeo khẩu trang.
  7. Tuyệt đối không tự tiện sử dụng thuốc đặc biệt là kháng sinh Tamiflu nếu chưa được sư cho phép và chỉ định của bác sĩ.
  8. Không dùng chung đồ đạc, vật dụng với người có dấu hiệu bị cúm
  9. Ăn chín, uống sôi, bổ sung chất dinh dưỡng, uống nước cam để tăng hệ miễn dich cho cơ thể
  10. Không tự ý chữa bệnh tại nhà, khi bị cúm cần đi khám để nhận được ý kiến tư vấn từ bác sĩ.

Dịch cúm A/H1N1 đang bùng phát trở lại

Theo Thạc sĩ Đỗ Trường Giang- Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết cúm A/H1N1 hay còn gọi cúm mùa là một loại bệnh truyền nhiễm do virus H1N1 gây ra. Bệnh mặc dù không nguy hiểm như H5N1 hay H7N9 nhưng có mức độ diễn tiến rất nhanh, nặng có thể  gây tử vong. Năm 2009, H1N1 đã trở thành đại dịch cúm lớn hoành hành nước ta suốt một thời gian dài từ tháng 9/2009 đến tháng 10/2010 gây thiệt hai nghiêm trọng về người và tiền của nhà nước.

Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các hạt nước liti từ nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh. Ngoài ra, bệnh còn lây nhiễm gián tiếp qua việc dùng chung đồ đạc, vật dụng với người bị mắc cúm.

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn thì cúm A/H1N1 rất dễ lây lan ở nơi đông người như bệnh viện, cơ sở sản xuất, trường học, công ty, nhà trọ,..

Biểu hiện của bệnh cúm là các dấu hiệu rất phổ biến như sốt cao trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, nhức đầu, đau cơ.. khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Nếu có diễn tiến trở nặng và có triêu chứng sốt cao hơn, khó thở, tức ngực, tím tái, lừ đừ thì phải khẩn cấp đưa đi bệnh viện không được chậm trễ.

Đặc biệt, các đối tượng phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người mắc các bệnh mãn tính: bệnh tim mạch, phổi tắc nghẽn, đái tháo đường, béo phì, ung thư, hen suyễn, HIV/AIDS hay các hội chứng suy giảm miễn dịch khác… thường dễ có nguy cơ bị virus cúm xâm nhập. Vì vậy cần lưu ý theo dõi nếu có triệu chứng cúm phải đi khám bác sĩ ngay.

Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước đã có  18 trường hợp dương tính với chủng cúm A/ H1N1 trong đó có 1 trường hợp tử vong và 1 trường hợp đang trong tình trạng nguy kịch hết sức đáng báo động.

x

Check Also

Có nên gội đầu khi đang bị cảm không?

Bị cảm gội đầu có sao không? khi cảm cúm có nên gội đầu không? ...

Trình dược viên