Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ ngoại
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ ngoại

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Bệnh trĩ ngoại xảy ra khi có dấu hiệu xuất hiện các búi trĩ bị phồng to, sẫm màu,xơ cứng do các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc tạo nên.

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân bệnh trĩ ngoại

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Bệnh trĩ ngoại là một bệnh khá phổ biến gây nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là cho người cao tuổi. Trĩ ngoại bệnh không được chữa trị có thể gây biến chứng. Bệnh chuyên khoa nói về biến chứng của bệnh trĩ ngoại.

Trĩ ngoại là những búi trĩ bị phồng to, sẫm màu, xơ cứng bởi các đám rối tĩnh mạch căng giãn, gấp khúc tạo nên và thường thòi ra ngoài hậu môn. Trĩ ngoại có thể không nguy hiểm ngay tức thì, nhưng theo thời gian, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ khó chịu đến nhiễm trùng.

Đồng thời bệnh trĩ ngoại có thể có biến chứng, trĩ ngoại thường làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi (NCT), vì luôn lo lắng về bệnh tật của mình.

Bệnh trĩ ngoại có điều trị được không?

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Bệnh trĩ ngoại vẫn có thể chữa trị được, tùy theo từng mức độ của bệnh mà có hướng xử trí thích hợp khác nhau. Vì vậy, khi nghi bị trĩ ngoại, NCT hoặc người nhà cần đưa người bệnh đi khám bệnh càng sớm càng tốt không nên ngại hoặc không nên chủ quan. Khi bệnh đang ở các giai đoạn đầu nên điều trị nội khoa (dùng thuốc).

Thuốc thường được sử dụng là các loại thuốc trợ mạch (làm cho thành mạch vững chắc hơn), thuốc chống viêm nhiễm, kháng sinh (nếu có viêm nhiễm), thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề. Nếu bị táo bón có thể phải dùng thêm các thuốc chống táo bón.

Tuy vậy, dùng thuốc gì, liều lượng và cách sử dụng phải có chỉ định của bác sĩ khám Bệnh chuyên khoa, người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự dùng thuốc. Bởi vì, đi ngoài ra máu còn có nhiều nguyên nhân khác, đặc biệt lưu ý ở NCT.

chua-benh-tri-ngoai

Nếu điều trị nội khoa đã đúng phác đồ, đủ thời gian mà bệnh không những không khỏi mà có xu hướng năng thêm, bác sĩ khám bệnh sẽ có hướng chuyển điều trị bằng thủ thuật như: tiêm xơ hoặc thắt búi trĩ hoặc được đốt bằng dao điện tùy theo tính chất của bệnh và sức khỏe của người bệnh.

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên