Nhóm thuốc hấp phụ điều trị bệnh đường ruột
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Nhóm thuốc hấp phụ điều trị bệnh đường ruột

Nhóm thuốc hấp phụ điều trị bệnh đường ruột

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Nhóm này hấp phụ độc tố, vi khuẩn, thuốc, dịch tiêu hóa, hơi. Thuốc chỉ chữa triệu chứng với liều lớn dùng ngay sau tiêu chảy, không tác dụng với loại tiêu chảy nặng. Thuốc này không độc vì không hấp thu vào máu.

Nhóm thuốc hấp phụ điều trị bệnh đường ruột

Nhóm thuốc hấp phụ điều trị bệnh đường ruột

1. Dioctahedral smectid:

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Một số biệt dược: Smecta, Unimecta …

Chỉ định: Tiêu chảy, hội chứng kích thích ruột, hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.

Chống chỉ định: Mẫn cảm diosmectite, suy thận, đau bụng chưa rõ nguyên nhân

2. Kaolin, Pectin:

Một số biệt dược: Kaopectate …

Kaolin là aluminium silicat hydrat hóa thiên nhiên. Pectin là một carbonhydrat phức tạp ly trích từ vỏ quả cam. Kaolin thường phối hợp với Pectin là dạng bột hấp phụ được sử dụng rộng rãi để chữa tiêu chảy cấp, ít khi dùng trong tiêu chảy mạn.

Attapulgite:

Một số biệt dược: Actapulgite, New-diatab …

Chỉ định: Các trường hợp viêm đại tràng gây tăng nhu động ruột, tiêu chảy chướng bụng.

Không dùng khi dị ứng với attapulgite, không dùng cho trẻ em.

Than hoạt:

Thành phần chính gồm than thảo mộc, Tricalcium phosphat, Calci carbonat.

Chỉ định: Tiêu chảy chướng bụng, viêm đại tràng, tăng nhu động ruột.

Không dùng trong tiêu chảy ngộ độc, trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân.

Một số chế phẩm: Carbophos, Carbogastt …

3. Một số thuốc khác

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

ORS:

Thuốc cung cấp dịch và điện giải cho cơ thể. Thành phần gồm: glucose 20g, NaCl 3.5g, KCl 1.5g và Natri citrat 2.9g.

Chỉ định: tiêu chảy, sốt xuất huyết, ói mửa nặng.

Cách dùng: hòa tan 1 gói với 1 lít nước đun sôi để nguội, uống sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng hoặc theo hướng dẫn. Nên cho uống sớm ngay tại nhà khi phát hiện tiêu chảy.

Lời khuyên thuốc Việt Nam thận trọng với người mắc bệnh tim mạch, gan, thận.

Diiodohydroxyquin:

Thuốc còn có tên gọi khác là Iodoquinol. Biệt dược: Direxiode …

Thuốc diệt amib trong lòng ruột nhưng không có tác dụng trên amib dạng nặng, amib gan.

Không dùng trong bệnh tuyến giáp, bất dung nạp với iod, bệnh gan, thận nặng, rối loạn thị lực.

Không dùng để phòng ngừa hay trị các dạng tiêu chảy không điển hình.

Ngưng thuốc khi tiêu chảy kéo dài hay các dấu hiệu phản ứng với iod.

Dehydroemetin:

Một số biệt dược: Dametin, Mebadin …

Chỉ định: bệnh amib cấp, amib gan.

Không dùng khi suy tim, suy thận, đang có thai, cho con bú, trẻ em.

phan-biet-thuoc-goc-va-biet-duoc

Bismuth:

Bismuth subsalicylat (BSS) là hoạt chất của viên Peptobismol, có tác dụng diệt khuẩn, ức chế sự bài tiết ở ruột và ức chế phản ứng viêm.

Chỉ định: Tiêu chảy nhiễm trùng, tiêu chảy du lịch; viêm ruột cấp. Không dùng cho trẻ bị thuỷ đậu, cảm cúm vì nguy cơ hội chứng Rey.

Berberin:

Một số biệt dược: Berberal …

Thuốc tân dược tác dụng như một kháng sinh, có tác dụng với trực khuẩn, tụ cầu, liên cầu, amib. Thuốc còn làm tăng tiết mật, tăng nhu động ruột.

Chỉ định: Tiêu chảy, viêm ruột, lỵ trực khuẩn, lỵ amib. Không dùng khi có thai.

x

Check Also

Phân biệt và lưu ý khi sử dụng nước mắt nhân tạo

Trong thời tiết khô lạnh, nhiều người tìm đến các loại nước mắt nhân tạo ...

Trình dược viên