Những bệnh về máu không nên bỏ qua
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Những bệnh về máu không nên bỏ qua

Những bệnh về máu không nên bỏ qua

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Trình dược viên liệt kê 8 loại bệnh về máu, những biểu hiện và biến chứng nguy hiểm từ những bệnh này mà người đọc nên biết để phòng tránh.

cac-benh-ve-mau

Những bệnh về máu không nên bỏ qua

Các thành phần chính của máu là hồng cầu (RBC), bạch cầu (WBC), tiểu cầu và huyết tương. Hồng cầu chịu trách nhiệm vận chuyển oxy tới các mô trong cơ thể, bạch cầu giúp chống nhiễm trùng. Tiểu cầu giúp cho quá trình đông máu và do vậy ngăn chặn máu chảy nhiều trong trường hợp bị chấn thương. Bất cứ rối loạn nào trong những thành phần này và hoạt động của chúng đều có thể dẫn tới mất cân bằng thể chất nghiêm trọng. Một số loại rối loạn máu không phải là ung thư, trong khi một số có thể dẫn tới ung thư máu. Ngoài những thành phần này của máu, bất cứ sự mất cân bằng nào của tủy xương, thành phần protein trong máu, mạch máu, hạch bạch huyết cũng được coi là gây rối loạn máu.Theo các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y dược TPHCM :

Các triệu chứng phổ biến của rối loạn máu là mệt mỏi thường xuyên, yếu cơ, có vấn đề về vận chuyển khí oxy tới não, tim đập nhanh, khó thở….bạn có thể đi khám bác sĩ khi thấy những triệu chứng này. Dưới đây là những loại bệnh/rối loạn về máu:

1. Thiếu máu

Đây là một trong những loại rối loạn máu phổ biến nhất có thể xảy ra khi tế bào hồng cầu bị ảnh hưởng. Thiếu máu có thể là nhẹ nhưng nếu bị nặng, bạn có thể bị đau người, khó thở, da xanh xao và mệt mỏi.

2. Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

Các bệnh về máu cũng bao gồm các rối loạn tiểu cầu. Nếu số lượng tiểu cầu giảm trong máu và bạn bị bầm tím và chảy máu, có thể là bạn đang bị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.

3. Bệnh bạch cầu

Đây là một dạng ung thư máu, xảy ra khi tế bào bạch cầu trở thành ác tính và sản sinh nhanh trong tủy xương. Bệnh bạch cầu cấp là tình trạng nghiêm trọng và diễn biến nhanh, trong khi bạch cầu mạn tiến triển chậm hơn. Hóa trị và ghép tế bào gốc là các phương pháp điều trị chính với bệnh này.

4. Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Đây là một bệnh di truyền xảy ra do rối loạn của tế bào hồng cầu. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn với các gia đình đến từ Nam và Trung Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Quần đảo Caribe, và Ả rập sau-đi. Do bệnh này, tế bào hồng cầu trở nên cứng và dầy và làm cản trở lưu thông máu.

5. Rối loạn đông máu

Mọi rối loạn tiểu cầu đều có thể cản trở khả năng đông máu. Do vậy, bệnh nhân bị các rối loạn tiểu cầu có thể bị chảy máu quá nhiều hoặc đông máu quá mức. Nếu hình thành các cục máu động, cần sử dụng các thuốc chống đông máu.

6. Loạn sản tủy

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ:

Đây là một loại ung thư máu khác tấn công tủy xương và nó là một trong những rối loạn máu làm giảm số lượng bạch cầu. Loạn sản tủy là bệnh mạn tính, tiến triển chậm và đột ngột, sau đó thường trở thành bệnh bạch cầu. Bệnh nhân có thể được chữa khỏi nếu được ghép tế bào gốc, truyền máu và hóa trị.

xet-nghiem-mau

7. Nhiễm khuẩn huyết

Ngoài các rối loạn máu của tế bào máu và tiểu cầu, huyết tương cũng có thể bị ảnh hưởng. Nếu có nhiễm trùng của cơ thể xâm nhập vào máu và bạn có biểu hiện sốt, khó thở, tụt huyết áp và các rối loạn hô hấp, thì có thể là bạn bị nhiễm khuẩn huyết.

8. Sốt rét

Sốt rét là do muỗi đốt. Tuy nhiên, đây là một trong những rối loạn máu tấn công tế bào hồng cầu. Hồng cầu bị vỡ gây sốt cao, tổn thương các cơ quan và rét run. Bệnh cần được điều trị sớm, nếu không có thể gây tử vong.

Theo sức khỏe đời sống

x

Check Also

Định nghĩa và triệu chứng của Virus Herpes Simplex

Virus Herpes gây ra các triệu chứng như nổi mụn rộp, mụn nước tại các ...

Trình dược viên