Những nguyên nhân dẫn đến việc nhờn thuốc kháng sinh
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Những nguyên nhân dẫn đến việc nhờn thuốc kháng sinh

Những nguyên nhân dẫn đến việc nhờn thuốc kháng sinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...

Nhờn thuốc kháng sinh là vấn đề được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đàn sức khỏe. Và ngày nay, chúng càng trở nên “bất lực” trước vi khuẩn và gần như không còn tác dụng chữa bệnh.

Những nguyên nhân dẫn đến việc nhờn thuốc kháng sinh

Những nguyên nhân dẫn đến việc nhờn thuốc kháng sinh

Nhờn thuốc kháng sinh là gì?

Nhờn thuốc kháng sinh là tình trạng vi khuẩn gây bệnh không còn nhạy cảm với thuốc kháng sinh nữa và chúng có thêm khả năng chống lại tác dụng của thuốc này. Kết quả là thuốc kháng sinh sẽ bị “bất lực” trước vi khuẩn và không còn tác dụng chữa bệnh nữa. Ngay cả các căn bệnh thông thường sẽ nằm ngoài khả năng chữa bệnh của thuốc kháng sinh.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh trên diện rộng?

Một trong những nguyên nhân của tình trạng nhờn thuốc kháng sinh là do người bệnh dùng không đúng loại thuốc kháng sinh với đúng chủng vi khuẩn gây bệnh. Ha nói cách khác là tự ý dùng thuốc kháng sinh mà không theo chỉ định của bác sĩ hay các tham khảo ý kiến của các Trình Dược viên chuyên nghiệp.

Ngoài ra, các Dược sĩ giảng dạy tại Cao Đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo dùng không đủ liều và thời gian qui định (lạm dụng, dùng tùy tiện kháng sinh tại cộng đồng) cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhờn thuốc thuốc kháng sinh.

Khi nồng độ kháng sinh không đủ mạnh để tiêu diệt hoặc gây ra ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi khuẩn sẽ tìm mọi cách để “thiên biến vạn hóa” nếu muốn tồn tại, thích nghi và tìm cách chống lại mọi loại thuốc kháng sinh đồng khả năng. Chúng sẽ biến đổi thành dạng “chai lì”, có khả năng chịu đựng được tác dụng của thuốc mà không dễ chết.

Dùng không đúng loại thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây nhờn thuốc

Dùng không đúng loại thuốc là một trong những nguyên nhân gây nhờn thuốc

Sự nhờn thuốc kháng sinh này gây ra do chính sự thay đổi của vi khuẩn – tác nhân chính gây bệnh. Nếu như sự kháng thuốc này diễn ra một cách nhanh chóng thì đến một lúc nào đó sẽ chẳng có một loại thuốc kháng sinh nào có thể giúp người bệnh trị bệnh được. Quá trình điều trị bệnh tật sẽ bị thất bại ngay cả đối với các bệnh thông thường đấy.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh?

Tình trạng cơ thể do dùng một loại thuốc lặp đi lặp lại nhiều lần với cùng một liều lượng cũng là một trong những nguyên nhân gây nhờn thuốc Tân dược. Người bệnh sẽ thấy những lần dùng sau thuốc không có tác dụng và buộc phải tăng thêm liều dùng, tăng dần sẽ đẩy nguy cơ nhờn thuốc tăng cao hơn gấp bội.

Sự nhờn thuốc này gây ra là do chính cơ thể của người dùng thuốc và hay xảy ra đối với các loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc hướng tâm thần, hay ma túy… Trong trường hợp này, khi thuốc được đưa vào trong cơ thể sẽ chỉ cho tác dụng khi gắn vào nơi tiếp nhận.

Một Sinh viên đang theo học Cao đẳng Y Dược Hà Nội khoa dược cho biết, khi cơ thể quen dùng một thứ thuốc, các nơi tiếp nhận này sẽ thay đổi bản chất và sẽ yêu cầu phải gia tăng liều dùng mới có thể đáp ứng. Để đối phó với những kiểu nhờn thuốc này, các bác sĩ hoặc người bệnh buộc phải dùng tăng thêm liều lượng. Nhưng chúng ta không thể tăng liều mãi được vì sẽ đưa đến liều độc…

Dùng đi dùng lại 1 loại thuốc cũng là nguyên nhân gây nhờn thuốc

Dùng đi dùng lại 1 loại thuốc cũng là nguyên nhân gây nhờn thuốc

Cả hai trường hợp nhờn thuốc trên khách quan mà nói thì một phần cũng là do lỗi ở người sử dụng. Nếu cứ lạm dụng thuốc, tự ý mua về điều trị… thì sẽ có ngày rước họa. Vì vậy, để tránh tình trạng trên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi thật cần thiết, không được lạm dụng hay dùng thuốc bừa bãi và nhất thiết chỉ dùng khi có sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Thuốc điều trị giời leo: Phân loại và nguyên tắc sử dụng

Trên thị trường có nhiều loại thuốc trị giời leo, chủ yếu là thuốc bôi ...

Trình dược viên