Thuốc lợi tiểu giữ kali - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Thuốc lợi tiểu giữ kali

Thuốc lợi tiểu giữ kali

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...

Các thuốc lợi Tiểu thuộc các nhóm trên khi dùng lâu đều gây giảm kali – huyết. Các thuốc thuộc nhóm này tác dụng ở phần cuối ống lượn xa, do ức chế tái hấp thu Na + bằng cơ chế trao đổi với bài xuất K+, vì thế làm giảm bài xuất K+.

phan-loai-thuoc-khang-sinh

Thuốc lợi tiểu giữ kali

Nhóm kháng aldosteron:

Đặc điểm:

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Thuốc hấp thu đường uống, chuyển hóa qua gan khoảng 70%, có chu kỳ gan ruột, kết hợp rộng rãi với protein huyết tương.

Thuốc tác động bằng cách đối kháng cạnh tranh với aldosteron tại thụ thể ở ống lượn xa và ống góp nên ức chế cả hai quá trình tái hấp thu Na+ và bài tiết K+.

Vì vậy nhóm thuốc này khởi phát tác dụng chậm, phải vài ngày sau mới có tác dụng rõ rệt.

Chỉ định:

Tăng huyết áp.
Phù.
Tăng aldosteron nguyên phát (hội chứng Conn) hoặc thứ phát do xơ gan.
Do tác dụng lợi tiểu yếu và dung nạp kém nên thường phối hợp và thuốc lợi tiểu mất K+ trong điều trị.

Chế phẩm: Spironolacton

Công thức gần giống với aldosteron.
Biệt dược: Aldactone, Alactone …
Uống 25-100mg/ngày.
Dùng lâu có tác dụng phụ giống hormone: chứng vú to ở nam, chứng rậm lông và rối loạn kinh nguyệt ở nữ.

Triamteren và Amilorid:

Đặc điểm:

Thuốc tân dược chỉ có dạng uống, hấp thu khoảng 50%, bài tiết ở ống lượn gần. Triamteren bị chuyển hóa rộng rãi còn Amilorid không bị chuyển hóa nên Triamteren phải dùng nhiều lần hơn Amilorid.

Thuốc tác động bằng cách ức chế tái hấp thu Na+ ở ống góp và đoạn sau ống lượn xa. Do giảm tái hấp thu Na+ nên điện thế trong biểu mô ống thận giảm do đó giảm bài tiết K+ vào nước tiểu nên làm tăng K+ máu.

Thuốc ức chế trao đổi các ion Na+, H+ ở ống lượn gần nên làm cho nước tiểu hơi kiềm. Thuốc không cạnh tranh với aldosteron, hoạt tính không phụ thuộc nồng độ aldosteron. Thường phối hợp với nhóm lợi tiểu mất K+ để điều hòa nồng độ K+ máu.

Chỉ định:

Tăng huyết áp.
Phù do suy tim, xơ gan, hội chứng thận hư.
Tăng aldosteron thứ phát.
Chống chỉ định:

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Suy thận nặng, bệnh gan nặng, bệnh não do gan.
Bệnh gout, tăng acid uric máu.
Đang có thai, cho con bú.
Thận trọng khi dùng với thuốc ức chế men chuyển vì gây tăng K+ máu.

Không dùng với Spironolacton.

Tác dụng phụ:

Theo các thầy thuốc Việt Nam thuốc có thể gây mắc ói, vọp bẻ, chóng mặt, tăng K+ máu, nitrogen máu nhẹ đến trung bình, sỏi thận, thiếu máu hồng cầu to. Thuốc bán theo toa, bảo quản tránh ánh sáng.

thuoc-khang-lao

Một số chế phẩm:

Triamteren: Dyrenium …
Amilorid: Midamor …
Chế phẩm phối hợp:
Triamteren + Hydroclorothiazid: Dyazide, Maxizide …
Spironolacton + Hydroclorothiazid: Aldactazine …
Amilorid + Hydroclorothiazid: Moduretic …

x

Check Also

Định nghĩa và triệu chứng của Virus Herpes Simplex

Virus Herpes gây ra các triệu chứng như nổi mụn rộp, mụn nước tại các ...

Trình dược viên