Tay chân miệng tuy là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em khá phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm rõ về tất cả thông tin về căn bệnh tay chân miệng.
- Trình dược Viên chia sẻ 30 nhóm thuốc kê đơn dược sĩ cần lưu ý
- Tổng hợp 5 căn bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam
- Trình Dược viên chia sẻ về bệnh thiếu máu Thalassemia
Trình dược viên chia sẻ kiến thức về bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng luôn là chủ đề được rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ quan tâm. Bởi đây là một bệnh lý truyền nhiễm khá thường gặp trong giai đoạn chuyển mùa. Dưới đây là một số thông tin chính xác và những lời khuyên hữu cho độc giả được các Trình Dược viên tổng hợp và chia sẻ:
Điều cần biết về bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến lây truyền từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Theo nghiên cứu hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71. Bệnh có thể xuất hiện quanh năm nhưng số lượng bệnh nhân tăng cao vào những tháng đầu mùa hè và đầu mùa thu. Ở Việt Nam bệnh xuất hiện nhiều trong thời gian tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12.
Bệnh chân tay miệng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng đối tượng thường gặp là trẻ em ở độ tuổi dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ em dưới 3 tuổi là nhóm đối tượng hay gặp nhất. Những yếu tố ngoại cảnh tác động như sinh hoạt tập thể tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh
Bệnh chân tay miệng là bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá. Bệnh truyền từ trẻ nhiễm bệnh sang trẻ khỏe mạnh khi tiếp xúc với nước bọt, phỏng nước và phân.
Các giai đoạn phát triển của bệnh
Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, bệnh chân tay miệng được chia làm các giai đoạn: ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh
Thời kỳ ủ bệnh ko dài 3 – 7 ngày trẻ không co biểu hiện gì
Thời kỳ khởi phát kéo dài khoảng 1 – 2 ngày. Trẻ có một số biểu sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
Thời kỳ toàn phát: thời gian kéo dài từ 3-10 ngày. Trẻ có biểu hiện đặc trưng của bệnh. Cụ thể:
- Xuất hiện các vết loét ở miệng ( niêm mạc miệng, lợi , lưỡi). Vết loét đỏ hoặc dạng phỏng nước với đường kính 2-3mm gây đau rát dẫn đến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc
- Xuất hiện phát ban dạng phỏng nước ở một số vị trí như lòng bàn chân, lòng bàn tay, gối, mông. Tuy nhiên tồn tại thời gian ngắn sau đó sẽ để lại vết thâm
- Trẻ có kèm theo sốt nhẹ, nôn trớ
Thời kỳ lui bệnh: thường sau 3-5 ngày sau trẻ sẽ hồi phục nếu không có biến chứng
Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Được biết, bệnh tay chân miệng nếu không được xử lý sớm rất có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó cách điều trị tốt nhất đó là điều trị triệu chứng của bệnh. Cụ thể như sau:
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng
- Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Hạ sốt khi sốt bằng Paracetamol
- Cho trẻ đến ngay các cơ ở y tế khi trẻ có những biểu hiện như sốt cao, thở nhanh, khó thở, nôn nhiều, rung giật cơ, bứt rứt, co giật, hôn mê., yếu liệt chi…
Trình dược viên chia sẻ kiến thức về bệnh tay chân miệng
Về công tác phòng ngừa bệnh, các chuyên gia y tế chia sẻ trên kênh thông tin Y dược cho biết, để ngăn ngừa bệnh chân tay miệng không bùng phát thành dịch các trẻ phải được giữ gìn vệ sinh thật tốt, như vệ sinh răng miệng, rửa tay trước, sau khi nấu ăn, chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là mỗi lần thay tã cho trẻ, ăn chín, uống sôi.
Vệ sinh phòng dịch: Trẻ mắc bệnh không đến lớp đến khi hết loét miệng và các phỏng nước. Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp bị mắc bệnh trong vòng 7 ngày, thì cho lớp nghỉ học 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng.
Khi trẻ đến lớp có sốt, loét miệng, phỏng nước phải thông báo cho gia đình và cơ quan y tế .
Làm sạch dụng cụ học tập, đồ chơi và các dụng cụ khác bằng cloramin B 2%. Dụng cụ ăn uống như bát, đũa, cốc; ngâm, tráng nước sôi trước khi ăn, sử dụng.
Khi có trẻ nhiễm bệnh phải báo cho cơ quan y tế để có biện pháp phòng ngừa. Trẻ phải được cách ly và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. Phân và các chất thải của trẻ phải được khử khuẩn bằng cloramin B, quần áo, chăn màn …phải được khử khuẩn bằng cách đun sôi, ngâm dung dịch cloramin B 2%.
Trên đây là một số thông tin về bệnh chân tay miệng được các trình dược viên tổng hợp và chia sẻ. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thêm kiến thức và cách để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này.
Nguồn: trinhduocvien.edu.vn