Mỗi loại thuốc sẽ có công dụng và cách sử dụng khác nhau. Do đó, bạn cần phải biết cách sử dụng mới có thể an toàn và tận dụng được hết tác dụng của thuốc.
- Lưu ý khi dùng kháng sinh trong quá trình mang thai
- Thuốc bôi ngoài da Genatreson
- Tự ý bổ xung canxi khi bị loãng xương có nguy hiểm?
Thuốc – thành phần không thể thiếu trong điều trị bệnh
Thuốc là một thành phần không thể thiếu trong việc điều trị bệnh, tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể không chữa được bệnh mà còn làm hại đến sức khỏe. Thuốc có nhiều dạng khác nhau như: dạng viên, dạng tiêm, dạng ống… và mỗi dạng sẽ có cách sử dụng khác nhau. Trong bài viết này, các Trình dược viên sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng thuốc dạng viên như thế nào mới đúng cách, an toàn và hiệu quả. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Thuốc viên gồm những dạng gì?
Thuốc viên là một thuốc được thông dụng nhất hiện nay, về mặt bào chế thuốc viên sẽ có những dạng sau đây:
– Viên nén trần
– Viên nén bao phim
– Viên bao đường
– Viên bao nhộng…
Viên nén trần và viên nén bao phim: nhìn bề ngoài rất giống nhau.
Một số loại thuốc viên thường dùng
Cách sử dụng thuốc viên như thế nào?
Theo Dược sĩ Trần Văn Chện – Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Để khỏi bệnh, ngoài việc uống thuốc do các Bác sĩ, Dược sĩ nhà thuốc kê đơn bán thuốc thì việc dùng thuốc như thế nào mới đạt được những hiệu quả mong muốn, đặc biệt là thuốc viên. Bởi vì thuốc viên có nhiều dạng và mỗi dạng có cách sử dụng khác nhau, cụ thể:
– Đối với thuốc viên bình thường: Có thể nuốt thuốc cùng với nước, tốt nhất nên dùng nước sôi để nguội.
– Đối với viên nén dạng sủi bọt: Những loại thuốc bổ đa sinh tố, đa vi lượng, đa khoáng chất thường có tên tiếng anh chung là multivitamins, multiminerals; bạn nên cho viên thuốc vào nước cho đến khi thuốc tan hoàn toàn trong nước mới dùng.
Thuốc viên có nhiều dạng và cách sử dụng thuốc khác nhau
– Đối với viên nhai: Trước khi uống nước bạn phải nhai nát thuốc trước, đặc biệt là các thuốc kháng acid (dùng trị chứng dư acid, viêm loét dạ dày).
– Đối với viên ngậm: Các thuốc dùng để kháng viêm, tan máu bầm (Alphachymotripsin) thì cần phải ngậm cho tan dưới lưỡi; Còn thuốc dùng để diệt khuẩn tại vùng miệng, hầu họng (Bacitracin, Dorithrocin,..) thì phải ngậm cho tan trong miệng.
– Đối với viên bao tan tại ruột, viên có tác dụng kéo dài: Những loại thuốc này tuyệt đối không được nghiền hoặc bẻ, để tránh thuốc mất tác dụng hoặc quá liều gây ngộ độc…
Theo Bác sĩ Dương Trường Giang – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì ngoài việc biết cách sử dụng thuốc thì chưa đủ, mà các bạn không được chủ quan mà cần phải đọc kĩ các hướng dẫn sử dụng đã được in sẵn trên toa của các nhà sản xuất. Đồng thời, nếu có thắc mắc hoặc có những dấu hiệu bất thường cần báo cho các Bác sĩ, Dược sĩ nhà thuốc để được tư vấn và xử lý kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Nguồn: trinhduocvien.edu.vn