Vitamin B12 thuốc chữa thiếu máu hiệu quả
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Vitamin B12 thuốc chữa thiếu máu hiệu quả

Vitamin B12 thuốc chữa thiếu máu hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Thiếu máu là một tình trạng mà trong đó không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển đầy đủ oxy đến các mô. Nếu có thiếu máu, có thể cảm thấy mệt mỏi rất nhiều.

Vitamin B12 thuốc chữa thiếu máu hiệu quả

Vitamin B12 thuốc chữa thiếu máu hiệu quả

Thiếu máu là gì?

Theo các thầy thuốc Việt Nam thiếu máu là một tình trạng mà trong đó không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển đầy đủ oxy đến các mô. Nếu có thiếu máu, có thể cảm thấy mệt mỏi rất nhiều.

Có nhiều hình thức thiếu máu, đều có nguyên nhân riêng của chúng. Thiếu máu có thể là tạm thời hoặc lâu dài và nó có thể từ nhẹ đến nặng.

Đặc điểm vitamin B12

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM

Tinh thể hình kim, màu đỏ sẫm, không mùi, không vị, rất dễ hút ẩm, tan trong nước. Vitamin B12 bền vững trong không khí và nhiệt độ cao, dễ bị ánh sáng phân huỷ, bị bất hoạt bởi kiềm và acid.

Thuốc tân dược có nhiều trong gan động vật, sữa, lòng đỏ trứng, không có trong thực vật. Một số vi khuẩn đường ruột có khả năng tổng hợp vitamin B12 nhưng không đủ cung cấp cho cơ thể.

Để hấp thu vitamin B12 qua ruột cần phải có yếu tố nội tại. Yếu tố này được tiết bởi tế bào thành ở dạ dày. Thuốc tích trữ ở gan với khối lượng lớn.

Tác dụng vitamin B12

Vitamin B12 cần thiết cho cấu tạo và phát triển của hồng cầu, cần thiết cho sự chuyển hóa acid folic để tổng hợp acid nhân giúp cho tế bào nhân lên và phát triển.

Vitamin B12 giúp sự phân chia và tái tạo tế bào của các tổ chức, đặc biệt là tế bào thần kinh. Vitamin B12 còn tham gia tổng hợp protein, chuyển hóa lipid, giúp cơ thể trưởng thành và chống nhiễm độc, nhiễm khuẩn.

Nhu cầu hàng ngày của vitamin B12 khoảng 0,3-2,6g.

Chỉ định-Cách dùng:

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Thiếu vitamin B12 ở người lớn: dùng liều 30g/ngày trong 5-10 ngày. Khi triệu chứng giảm thì dùng liều duy trì 100-200g/tháng.

Thiếu máu ác tính: thường xảy ra ở những người sau cắt bỏ dạ dày, thiếu yếu tố nội tại. Tiêm bắp mỗi ngày hoặc cách ngày với liều 100-200g, mỗi đợt 10- 20 ngày.

Đau dây thần kinh: tiêm bắp 500-1000g/tuần. Thường dùng phối hợp với vitamin B1, B6.

Trẻ chậm lớn, suy nhược do thiếu vitamin B12: tổng liều 1-5mg, mỗi lần tiêm 100g trong vòng 2 tuần, duy trì 60g mỗi tháng.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với vitamin B12.

Giai đoạn ung thư tiến triển.

Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.

Bệnh Leber sớm (bệnh teo thần kinh thị giác do di truyền): vì sẽ làm teo nhanh thần kinh thị giác.

thuoc-bo-Vitamin-B12

Các chế phẩm:

Cyanocobalamin:

Biệt dược: Redisol, Rubramin …

Hydroxocobalamin:

Biệt dược: Codroxomin, Hydroxo …
Thải trừ chậm hơn, ngoài các chỉ định trên còn dùng để giải độc cyanid.

x

Check Also

Có nên gội đầu khi đang bị cảm không?

Bị cảm gội đầu có sao không? khi cảm cúm có nên gội đầu không? ...

Trình dược viên