Trình dược viên cho biết, ngoài việc điều trị bằng Đông Y và Tây Y, vẫn có một số bài thuốc được chế biến từ những thực phẩm thường ngày có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nhanh chóng phục hồi, giảm bớt các biến chứng và di chứng.
- Những bài thuốc Đông dược trị bệnh sỏi thận hiệu quả
- Bài thuốc Đông dược đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả
- Bài thuốc Đông dược đặc trị bệnh viêm đau dạ dày
Bài 1: Cháo trai, cháo hàu
Chuẩn bị: 50g con trai, 50g con hàu, 100g gạo tẻ
Cách chế biến: Đun chín trai và hàu, sau đó lọc lấy nước và nhân con. Sau đó, cho gạo vào nước đã đun sôi, nấu thành cháo, ăn mỗi ngày 2 lần.
Tác dụng: Điều trị chứng huyết áp tăng, nhức đầu chóng mặt, gan dương thịnh, tai biến mạch máu não.
Lưu ý: những người mắc chứng hư hàn không được dùng.
Bài 2: Cháo hoa cúc
Chuẩn bị: 100g gạo tẻ, 15g bột hoa cúc (hoa cúc phải bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ) hoăc có thể dùng mầm cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ
Cách chế biến: Dùng gạo tẻ đã chuẩn bị để nấu cháo, sau khi cháo chín cho bột hoa cúc vào quấy đều, đun sôi vài phút cho bột hoa cúc ngấm vào cháo. Sử dụng ngày 2 lần, ăn vào bữa sáng và bữa chiều.
Tác dụng: Điều trị chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt.
Lưu ý: Những người cao tuổi, tỳ hư, đái đường không được sử dụng.
Bài 3: Bài thuốc từ vừng đen
Chuẩn bị: Vừng đen đã rang chín, đường trắng
Cách chế biến: Dùng 2 thìa vừng đen đã rang chín, trộn với một ít đường trắng, quấy đều với nước sôi. Có thể sử dụng thường xuyên.
Tác dụng: sinh huyết, giãn cơ bắp, chữa bán thân bất toại.
Bài 4: Bài thuốc từ nhân quả đào
Chuẩn bị: Nhân quả đào 12g, thảo quyết minh 12g, mật ong
Cách chế biến: nhân quả đào, thảo thuyết minh trộn đều, sắc kỹ. Sau đó cho ít mật ong vào quấy đều.
Tác dụng: Chữa chứng tăng huyết áp, tắc mạch máu não.
Lưu ý: Bài thuốc cần được sử dụng dưới chỉ thị của bác sĩ. Không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não.
Bài 5: Bài thuốc từ não lợn
Chuẩn bị: Thiên ma 100g, một bộ não lợn
Cách chế biến: Làm sạch não lợn cho vào bát, đổ nước vừa đủ, hấp cách thủy. Mỗi ngày hoặc cách ngày ăn 1 lần.
Tác dụng: Chữa bán thân bất toại do tai biến mạch não.
Bài 6: Bài thuốc từ gừng tươi, táo tầu
Chuẩn bị: Hoàng kỳ 15g, bạch thược sao vàng 15g, quế 15g, gừng tươi 15g, 100g gạo tẻ, 4 quả táo tầu.
Cách chế biến: Hoàng kỳ, bạch dương sao vàng, quế, gừng tươi sắc kỹ, lấy nước bỏ bã. Sau đó cho gạo tẻ, táo tầu và nước vừa đủ nấu thành cháo. Khi cháo chín, cho nước thuốc vào quấy đều, mỗi ngày ăn 1 lần.
Tác dụng: Chữa di chứng sau tai biến mạch máu não (sau khi trúng phong, khí huyết đều hư, liệt nửa người, chân tay teo mềm không hoạt động được, lưỡi thâm, bựa lưỡi trắng, mạch vi hoạt…).
Lưu ý: Những người huyết áp không cao, xuất huyết não đã dừng, khám chẩn đoán tắc mạch não có thể dùng bài thuốc này.
Bài 7: Bài thuốc từ cây đương quy
Chuẩn bị: Hoàng kỳ 10g, táo tầu 10 quả, đương qui 10g, kỷ tử 10g, thịt lợn nạc 100g thái lát.
Cách chế biến: Tất cả cho vào ninh nhừ, cho ít gia vị, ăn thịt uống nước.
Tác dụng: Bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như teo chân tay, tê liệt, bán thân bất toại…
Lưu ý: Những người mắc chứng ngoại cảm nóng, gan dương đều thịnh thì không được dùng bài thuốc này.
Bài 8: Bài thuốc từ kỷ tử
Chuẩn bị: Kỷ tử 30g, mạch môn đông 30g
Cách chế biến: sắc kỷ tử và mạch môn đông lấy nước uống thay nước chè, uống hết trong ngày.
Tác dụng: Chữa trị các chứng sau trúng phong như nhức đầu chóng mặt, nhìn không rõ, huyết áp tăng, mặt đỏ phừng phừng.
Lưu ý: Những người mắc bệnh chứng hư hàn, ỉa lỏng không được dùng bài thuốc này.