Tổng hợp những loại thuốc trị giun sán hiệu quả
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Tổng hợp những loại thuốc trị giun sán hiệu quả

Tổng hợp những loại thuốc trị giun sán hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Không phải bất cứ loại giun sán nào cũng được dùng chung một loại thuốc trị giun sán mà luôn có những thuốc đặc hiệu. Vì vậy cần xác định đúng loại bệnh giun sán bằng những xét nghiệm đặc hiệu để chọn đúng thuốc.

Ivermectin-duoc-chi-dinh-dieu-tri-giun-chi

Tổng hợp những loại thuốc trị giun sán hiệu quả

Những nguyên tắc khi dùng thuốc trị giun sán

 

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Ưu tiên chọn thuốc hiệu lực cao, độc tính thấp.

Không phối hợp các thuốc chữa giun sán với nhau.

Ngoại trừ chỉ định đặc biệt, các thuốc nhóm này thường được uống với nước, trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.

Hầu hết không được dùng khi mang thai, trẻ < 24 tháng, bệnh gan …

Đối với giun thường phải uống 2 lần, cách nhau 2-3 tuần vì thuốc chỉ giết được giun trưởng thành mà không có tác dụng với trứng hay ấu trùng.

Sau khi chấm dứt điều trị giun ống 2 tuần cần xét nghiệm lại.

Cần phối hợp điều trị thuốc với các biện pháp vệ sinh môi trường.

Trình dược viên liệt kê các thuốc trị giun sán thông dụng mà hiệu quả

+ Pirantel pamoat:

Một số biệt dược: Combantrin, Helmintox, Panatel …

Thuốc có tác dụng mạnh trên giun đũa, móc, kim, lươn nhưng không tác dụng với giun tóc.

Chỉ định: nhiễm giun đũa, giun kim, giun móc.

Thuốc có thể uống bất cứ thời điểm nào, không cần nhịn ăn và không cần phải dùng thuốc tẩy.

Chống chỉ định: Trẻ dưới 2 tuổi, người đang mang thai, đang cho con bú; suy gan; phối hợp với Piperazin (vì tác dụng đối kháng).

+ Ivermectin:

Thuốc làm liệt giun tròn và động vật chân đốt, diệt ấu trùng giun chỉ nhưng không có tác dụng trên giun chỉ trưởng thành.

Chỉ định: Nhiễm giun chỉ, giun lươn; bệnh do rận, giòi; bệnh cái ghẻ.

Theo các thầy thuốc Việt Nam không dùng chung với các thuốc làm tăng hoạt tính của hệ GABA như Barbiturat, Benzodiazepin, Acid valproic

+ Levamisol:

Một số biệt dược: Ergamisol, Solaskil, Ketrax …

Thuốc rất có hiệu quả với giun đũa.

Theo các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y dược TPHCM

Tuy nhiên thuốc có thể gây một số tác dụng không mong muốn, đặc biệt trên thần kinh trung ương như rối loạn tâm thần, nói ngọng, động tác bất thường, đại tiểu tiện không tự chủ …, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy ngày nay ít được sử dụng.

x

Check Also

Thuốc điều trị giời leo: Phân loại và nguyên tắc sử dụng

Trên thị trường có nhiều loại thuốc trị giời leo, chủ yếu là thuốc bôi ...

Trình dược viên