Bật mí những công dụng chữa bệnh từ cây Trầu - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Bật mí những công dụng chữa bệnh từ cây Trầu

Bật mí những công dụng chữa bệnh từ cây Trầu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Ở nước ta ăn Trầu được xem là một phong tục tập quán lâu đời, ngoài công dụng để ăn Trầu còn là một loại cây thuốc với vô số công dụng vô cùng đặc biệt được áp dụng trong nhiều bài thuốc.

Trầu và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Trầu và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Tìm hiểu thông tin sơ lược về cây Trầu

Trầu là loại dây leo bám, cành hình trụ nhẵn, có khía dọc, bén rễ ở những mấu. Lá mọc so le, hình tim tròn, gốc đôi khi hơi lệch , đầu nhọn, rộng 4,5-9cm, dài 10-13cm, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, gân nổi rất rõ ở mặt dưới của lá; cuống lá có bẹ kéo dài. Trầu có một số tên gọi khác là trầu lương, trầu không, phù lưu đằng, trầu cay, lâu diệp, cẩu tương, tên khoa học là Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae.

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong trầu có hợp chất kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi sinh như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, lỵ , trực khuẩn coli… tác dụng của lá trầu kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm khác nhau. Chính vì vậy, lá trầu mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe chúng ta.

Theo nguyên cứu Đông y cho thấy trầu có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, vào các kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng tiêu đờm, trừ phong thấp, hạ khí, chống lạnh , tiêu viêm, sát trùng.

Trầu thường được nhân gian sử dụng để chữa đau bụng đầy hơi, hàn thấp, nhức mỏi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, viêm tai, đờm nhiều khó thở, sâu kiến đốt, hắc lào, cảm mạo, mụn nhọt, mày đay, bỏng, ghẻ ngứa, viêm quanh răng, viêm họng.

Áp dụng vào một số bài thuốc từ Trầu

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh được các Lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM sàn lọc và chia sẻ cho bạn đọc:

Áp dụng vào một số bài thuốc từ Trầu

Áp dụng vào một số bài thuốc từ Trầu

  • Chữa vết thương, bỏng: Lá trầu tươi, củ hành, củ tỏi mỗi vị 300g; lá ớt 200g, mật heo 1 lít. Hành tỏi bỏ vỏ cùng với lá trầu, lá ớt giã nhỏ, cho thêm nửa lít nước nấu kỹ, lọc 2-3 lần, cô còn khoảng 300ml, cho vào 1 kg đường đun thành cao lỏng rồi cho mật heo vào canh kỹ, đựng vào lọ kín, ngày bôi 1 lần.
  • Thuốc đánh gió chữa say nắng: Lá trầu già khoảng 5 lá, tóc rối 15g , dầu hỏa (loại trắng trong) 20ml. Giã nát lá trầu, trộn với dầu hỏa và tóc rối, gói vào vải mềm, xát lên người bệnh theo chiều dọc cơ thể, chủ yếu phần ngực bụng và thân lưng.
  • Trị viêm chân răng có mủ: Dùng ít lá trầu nấu thành cao, bôi vào chân răng bị viêm.
  • Chữa sai khớp, bong gân: Lá trầu 12g, củ nghệ 20g, lá cúc tần 12g, lá rẻ quạt 12g. Giã nát, trộn với một ít giấm, bọc gạc đắp lên chỗ sưng đau, 2-3 ngày thay băng 1 lần.
  • Chữa mụn nhọt: Lá trầu, lá thồm lồm, hoa dâm bụt, lượng bằng nhau, giã đắp.
  • Trị chứng đái nhắt: Rễ trầu (hoặc thân, lá), rễ cau, mỗi loại dùng 10g, sắc uống ngày 1 thang, dùng liên tục trong vài ngày.
  • Có công dụng rửa vết thương:  Lá trầu tươi 40g, rửa sạch đem cắt nhỏ, đun với 2 lít nước sôi 15-20 phút, để nguội, gạn nước trong, cho thêm 8g phèn phi vào  hòa tan, dùng rửa vết thương.
  • Trị bỏng: Lá trầu phơi khô, tán bột, chiết suất bằng phương pháp ngấm kiệt, cô thành cao đặc, rồi pha chế với vaselin thành thuốc mỡ 1% bôi hàng ngày sẽ đỡ.
x

Check Also

Cây chỉ thiên có tác dụng gì và sử dụng như thế nào để trị bệnh hiệu quả?

Cây chỉ thiên, loài cỏ mọc hoang phổ biến ở Việt Nam, là một loại ...

Trình dược viên