Bộ Y tế đã ban hành thông tư quy định kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Theo đó, bác sĩ khi kê đơn không được ghi tên thương mại (biệt dược) mà viết theo tên chung quốc tế, tức là kê đơn theo hoạt chất gốc (INN, generic), trừ những thuốc có nhiều hoạt chất. Như vậy, dược sĩ sẽ phải chịu trách nhiệm chính về việc bệnh nhân khỏi bệnh hay không.
- Không có đơn thuốc mà bán thuốc kê đơn có thể bị xử lý hình sự
- Quy định về xử phạt hành chính với quầy thuốc và nhà thuốc
- Hơn 30 cơ sở bán thuốc Tân Dược đã được sửa “date” trên địa bàn Hà Nội
Theo Trình dược viên việc kê đơn thuốc vẫn mỗi nơi một kiểu
Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM chia sẻ
Theo quy định của Bộ Y tế, từ ngày 1/5/2016, việc viết tên thuốc theo tên chung quốc tế là bắt buộc, trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Ví dụ khi kê đơn với thuốc Paracetamol, bác sĩ phải viết tên thuốc theo tên chung quốc tế: Paracetamol 500mg chứ không ghi tên thuốc theo tên thương mại như Hapacol hoặc Biragan hoặc Efferalgan hoặc Panadol,… Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế. Ví dụ, Paracetamol 500mg (Efferalgan, Panadol..).
Quy định này được cho là mang lại lợi ích cho người bệnh, hạn chế tình trạng bác sĩ bắt tay với hãng dược hưởng hoa hồng. Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, việc viết tên thuốc vẫn… mỗi nơi một kiểu.
Tại Khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, đơn do bác sĩ kê đã thực hiện theo yêu cầu của Bộ Y tế là kê tên thuốc gốc trước, tên thương mại sau. Ví dụ: Augmentin 250,31,25 (Amoxieillin 250 mg, acid elavulanic 31, 25mg)… Song tại một phòng khám nhi (địa chỉ 195 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) bác sĩ vẫn chỉ kê thuốc theo tên biệt dược như Redemox 150mg, alphachymotrypsin…
Về phía người bệnh, khi cầm đơn của bác sĩ ra hiệu thuốc mua còn khá bỡ ngỡ. Chị Nguyễn Thị Hoa (Đền Lừ, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Trước kia tôi chỉ mua thuốc đúng loại tên mà bác sĩ kê trong đơn, nay mua thuốc nào lại do nhân viên dược tư vấn, bởi trong đơn bác sĩ kê nhiều tên thương mại khác nhau nên có phần bỡ ngỡ.
Thầy thuốc là người phải chịu trách nhiệm chính về việc bệnh nhân khỏi bệnh hay không?
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, quy định này sẽ hạn chế tình trạng bác sĩ bắt tay với hãng dược hưởng hoa hồng. Tuy nhiên theo một số bác sĩ, quy định này có thể sẽ khiến bệnh nhân phải đối mặt với việc sử dụng thuốc chất lượng kém do sự tư vấn chưa đầy đủ của nhân viên dược. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia y tế lo ngại, quy định trên tạo kẽ hở để nhân viên hiệu thuốc vì lợi nhuận mà tư vấn người bệnh mua những loại thuốc họ được hưởng hoa hồng cao. Đó còn chưa kể do sự bùng nổ nhanh chóng của các hiệu thuốc tư nhân với trình độ dược sĩ còn nhiều hạn chế sẽ đẩy bệnh nhân tới việc phải đối diện với tư vấn sử dụng thuốc không hợp lý.
Tin tức Y Dược cho hay, một bác sĩ đang công tác tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho rằng, chính thầy thuốc là người phải chịu trách nhiệm chính về việc bệnh nhân khỏi bệnh hay không chứ không phải dược sĩ, chọn thuốc nào mới phù hợp nên để bác sĩ quyết định.
Theo nhiều chuyên gia y tế, mặt trái của quy định này là dược sĩ bán thuốc can thiệp vào chỉ định điều trị của bác sĩ và lại nảy sinh tình trạng dược sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc thương mại nào có lãi suất cao nhất hoặc có % hoa hồng cao nhất. Vì vậy, vấn đề cốt lõi mà ngành y tế cần phải làm là giám sát việc kê đơn hợp lý chứ không phải ra một qui định “cấm” mà ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Theo doisong.vn