Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh loãng xương ở nam giới? - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Tin tức Y Dược » Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh loãng xương ở nam giới?

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh loãng xương ở nam giới?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Loãng xương là căn bệnh thường gặp ở người già và phụ nữ sau khi mãn kinh, tuy nhiên hiện nay có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh ngày càng tăng và đặc biệt ở cả nam giới do đó chúng ta cần biết rõ nguyên nhân gây ra loãng xương để biết cách phòng ngừa phù hợp.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh loãng xương ở nam giới?

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh loãng xương ở nam giới?

Bệnh loãng xương ở nam giới có nguy hiểm hay không?

Theo trang Tin tức Y dược cho biết loãng xương ở nam giới gây hậu quả nghiêm trọng hơn cả ở nữ giới. Khoảng 30 % đàn ông chết trong vòng 1 năm sau khi bị gãy xương ở vùng hông do loãng xương; trong khi tỷ lệ này ở nữ chỉ chiếm khoảng 12 %. Theo thống kê, tất cả các trường hợp gãy lún đốt sống do loãng xương hầu như không được phát hiện. Người bệnh cứ tưởng bị đau lưng thông thường khi có tuổi, nhất là nam giới vì nghĩ mình không bị loãng xương nên không chú ý. Chính điều này cũng khiến nguy cơ gãy xương trọn đời ở nam giới chiếm khoảng 13% – 50%. Riêng gãy xương đùi do loãng xương khiến khoảng 30% nam giới tử vong trong 1 năm đầu và khoảng 25 % phải có người trợ giúp trong suốt phần đời còn lại.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh loãng xương ở nam giới?

Sử dụng quá nhiều rượu: Nam giới khó cưỡng lại các cuộc nhậu. Trong khi đó rượu làm giảm tiến trình tạo xương và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Lượng canxi và vitamin D không đủ: Canxi và vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương. Canxi là khoáng chất cần thiết để xây dựng xương chắc khỏe, còn vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả. Đàn ông trên 50 tuổi cần khoảng 1.000mg canxi mỗi ngày. Nguồn cung cấp canxi bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như nước cam ép và ngũ cốc. Trong khi đó, hàm lượng vitamin D được hấp thụ chủ yếu thông qua da khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Tuổi tác ngày càng cao: Theo tiến sĩ Matthew Drake, Phó giáo sư y học và là nhà nghiên cứu bệnh loãng xương ở nam giới thuộc Bệnh viện Mayo tại Rochester, Minnesota (Mỹ), nguy cơ chính gây loãng xương ở nam giới là tuổi tác. Khi đàn ông đến 50 tuổi, mật độ xương bắt đầu giảm dần. “Xương liên tục được loại bỏ, tái hấp thụ và xây dựng trong cơ thể. Quá trình tái tạo xương này cân bằng ở hầu hết mọi lứa tuổi, nhưng đến độ tuổi 50 trở lên, nó diễn ra chậm lại, và đó chính là lý do khiến xương suy yếu”.

Giảm testosterone: Bệnh loãng xương ở nam giới có thể xuất phát từ nguyên nhân giảm testosterone (suy tuyến sinh dục).

Ảnh hưởng từ di truyền: Gen chi phối chuyển hóa canxi và vitamin D. Cha mẹ hay anh chị em trong nhà bị bệnh loãng xương thì các thành viên cũng dễ mắc bệnh, nhất là những người đã có tiền sử gãy xương.

Biến chứng của bệnh loãng xương cực kỳ nguy hiểm

Biến chứng của bệnh loãng xương cực kỳ nguy hiểm

Ít vận động thân thể: Theo các chuyên gia, để duy trì sức khỏe của xương, hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các bài tập tốt cho xương bao gồm: bóng rổ, bóng đá, đi bộ, chạy bộ, cầu lông. Cơ thể ít vận động đưa tới hao xương , giảm khối xương. Lý do, sự cử động bắp thịt tạo sức ép lên xương và làm cho xương bền chắc hơn. Người bệnh nằm liệt giường lâu ngày xương rất yếu và dễ gãy.

Hút nhiều thuốc lá: Các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết tỷ lệ bị gãy cột sống cao gấp đôi ở nam giới nghiện thuốc lá, so với nam không hút thuốc. Chất nicotin có hiệu ứng độc hại trực tiếp lên các tế bào xương.

Tác dụng phụ của thuốc:  Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh một số loại thuốc dùng điều trị trầm cảm, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, ung thư… cũng là tác nhân gây loãng xương, mất xương.

Biện pháp phòng tránh bệnh loãng xương ở nam giới

Để phòng tránh bệnh loãng xương thì trước tiên bạn nên thay đổi lối sống là cách tốt nhất để phòng và điều trị loãng xương ở nam giới. Các biện pháp bao gồm: tăng cường vận động, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, hạn chế bia rượu, hạn chế thuốc lá, tránh té ngã và phải điều chỉnh các bệnh lý mắc phải. 
Khi có các biểu hiện: đau mỏi mơ hồ cột sống, đau dọc các xương dài (đặc biệt là xương cẳng chân), đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ, đau khi ngồi lâu, đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở, giảm chiều cao,…thì phải nghĩ ngay đến việc điều trị loãng xương. Nam giới dưới 65 tuổi cần 1.000mg canxi mỗi ngày; trên 65 tuổi, cần ít nhất 1.500mg mỗi ngày. 
Các chuyên gia cho biết, ngoài việc bổ sung canxi, vitamin D; việc vận động giúp tạo dự trữ canxi rất tốt. Các nam giới mỗi tuần nên tập tạ ít nhất 3 lần. Ngoài ra, các môn chạy, đi bộ, khiêu vũ , chơi quần vợt đều tốt cho việc tạo canxi dự trữ.
x

Check Also

Dược sĩ gợi ý các loại thuốc trị tiêu chảy an toàn và hiệu quả

Tiêu chảy, một vấn đề phổ biến trong hệ tiêu hóa. Để giảm thiểu tình trạng mất nước và điện giải cần thiết cho cơ thể, người bệnh có thể sử dụng thuốc trị tiêu chảy.

Trình dược viên