Sử dụng cơm nguội có thể gây ngộ độc
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Sử dụng cơm nguội có thể gây ngộ độc

Sử dụng cơm nguội có thể gây ngộ độc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Cơm nguội thừa từ bữa ăn trước hay được rất nhiều bà nội trợ giữ lại và hâm nóng để sử dụng mà không hề biết nó có thể gây ngộ độc. Theo Trình dược viên, việc ngộ độc không phải ở việc hâm nóng cơm mà ngộ độc là do cách bảo quản cơm trước khi được hâm nóng.

Sử dụng cơm nguội có thể gây ngộ độc

Sử dụng cơm nguội có thể gây ngộ độc

Cơm nguội có thể gây ngộ độc

Sử dụng cơm nguội, dù là về theo mắt nhìn không hề thấy có dấu hiệu biến chất, chua, thiu, và mặc dù đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với một số biểu hiện điển hình là buồn nôn, thậm trí là nôn, tiêu chảy và mệt mỏi. Nếu để cơm nguội ở nhiệt độ bình thường trong phòng càng lâu thì lượng độc tố và vi khuẩn càng xuất hiện và phát triển nhiều. Dù bạn có rang hay hâm lại cơm cũng không thể loại bỏ hoàn toàn được các độc tố này, cũng như việc không thể tiêu diệt hết được vi khuẩn.

Nguyên nhân của việc này theo tìm hiểu trong kho tàng kiến thức y dược là do trong gạo có chứa một loại vi khuẩn tên là Bacillus Cereus. Vi khuẩn này thường hiện trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Khi chúng ta nấu chín gạo thành cơm, vi khuẩn này vẫn không bị tiêu diệt mà chuyển thành dạng mới – dạng bào tử. Nếu chúng ta ăn cơm khi vừa mới nấu chín 6 tiếng đổ lại thì bào tử này sẽ không gây hại nhưng nếu ta để cơm nguội trên 6 tiếng mà không có phương pháp  cho việc bảo quản cơm nguội thích hợp thì các vi khuẩn có sẵn trong cơm sẽ hoạt động trở lại và gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa.

Bên cạnh đó thì cơm là một dạng của tinh bột và khi tinh bột được làm nóng lên đến 60 độ C trở lên (thường là hâm nóng, qua hấp hoặc rang đi rang lại nhiều lần) nó sẽ biến thành dạng bột hồ, quá trình này được gọi là “hồ hóa tinh bột”. Nếu bằng mắt thường có thể dễ dàng cảm thấy cơm nguội có xu hướng dẻo hơn và mềm hơn sau khi hâm nhưng thật ra, khi chúng ta ăn vào thì phần cơm đã bị “hồ hóa” này sẽ bị đóng cứng lại và gây khó tiêu hơn bình thường rất nhiều.

Nên sử dụng cơm khi còn nóng

Nên sử dụng cơm khi còn nóng

Hướng dẫn bảo quản cơm nguội đúng cách

Cách tốt nhất là nên nấu cơm vừa đủ ăn bởi không chỉ riêng cơm mà bất kỳ thực phẩm nào nếu ta để lâu ngoài môi trường và sử dụng chúng để hâm đi hâm lại nhiều lần đều sẽ bị biến chất, làm hao hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình bạn.

Nên ăn cơm ngay sau khi được nấu chín, nếu không thể ăn ngay được phải làm nguội cơm càng nhanh càng tốt, tốt nhất là trong vòng một giờ. Chỉ nên bảo quản cơm trong tủ lạnh không quá một ngày cho tới khi chúng được hâm nóng lại. Nếu đã lấy cơm ra ngoài khỏi tủ nên dùng hết trong vòng 5 tiếng.

Trong trường hợp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa hoặc những gia đình không có tủ lạnh, để bảo quản tốt nhất cần đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát và để nguội, không để các thực phẩm hay thức ăn khác dính vào cơm. Nên sử dụng rổ thưa đậy lại chứ không nên dùng nắp đậy kín nồi cơm nóng vì sẽ khiến cơm nhanh bị thiu hơn do hấp hơi nước.

Tuy nhiên cũng chỉ nên sử dụng cơm để bên ngoài trong vòng dưới 6 giờ hoặc bảo quản trong tủ lạnh dưới 24 giờ. Không nên hâm, rang, hấp hoặc làm nóng cơm quá 2 lần nếu không cơm sẽ bị hồ hóa và mất đi chất dinh dưỡng.

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên