Sử dụng Paracetamol quá liều và cách xử lý
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Sử dụng Paracetamol quá liều và cách xử lý

Sử dụng Paracetamol quá liều và cách xử lý

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt mạnh tuy nhiên dùng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ gây nguy hiểm cho người dùng vậy nên xử lý như thế nào?

Sử dụng Paracetamol quá liều và cách xử lý

Sử dụng Paracetamol quá liều và cách xử lý

Tương tác khi sử dụng thuốc Paracetamol

Khi paracetamol được sử dụng dài ngày với liều cao có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tuy tác dụng này hiếm gặp và không quan trọng về lâm sàng, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh.

Khi sử dụng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt thì cần phải thận trọng khi sử dụng paracetamol để hạ sốt.

Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

Paracetamol có thể trở thành thuốc độc hại cho gan do sử dụng đồng thời với isoniazid tuy nhiên vẫn chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này.

Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Bác sĩ Mai đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai tốt nghiệp văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội khuyến cáo người bệnh cần phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid nếu không có sự tư vấn của bác sĩ.

Sử dụng Paracetamol quá liều và cách xử lý

Sử dụng Paracetamol quá liều và cách xử lý

Sử dụng Paracetamol quá liều và cách xử lý

  • Biểu hiện

Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 – 10 g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày có thể gây ra hoại tử gan hoặc gây tử vong.

Sau khi uống liều độc 2 đến 3 ngày có thể xuất hiện các triệu chứng: buồn nôn, nôn, và đau bụng. Nặng hơn là sản sinh ra Methemoglobin – máu, dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là một dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p – aminophenol, một lượng nhỏ sulfhemoglobin cũng có thể được sản sinh. Thường ở trẻ em khi uống  paracetamol sẽ dễ tạo methemoglobin dễ hơn người lớn.

Trường hợp bị ngộ độc nặng, có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương, trụy mạch do giảm oxy huyết tương đặc biệt hơn tình trạng sốc có thể xảy ra nếu giãn mạch nhiều và gây tử vong thường thì người bệnh sẽ hôn mê trước khi chết đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.

Sau 2 đến 4 ngày sử dụng liều độc có thể gây ra các dấu hiệu lâm sàng thương tổn cho gan.

  • Cách điều trị

Dược sĩ Truong Cao Dang Duoc Sai Gon đưa ra một số cách điều trị khi sử dụng paracetamol quá liều:

Khi sử dụng quá liều và có những biểu hiện tương tác thuốc cần phải được chẩn đoán sớm. Có những phương pháp xác định nhanh nồng độ thuốc trong huyết tương. Tuy nhiên, khi chờ kết quả xét nghiệm không được trì hoãn điều trị nếu bệnh sử gợi ý là quá liều nặng.

Trường hợp bị nhiễm độc nặng cần kết hợp điều quan trọng là phải điều trị hỗ trợ tích cực và thực hiện rửa dạ dày (tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống). Có thể dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan.

Sau thời điểm sử dụng thuốc paracetamol 36h cần sử dụng N-acetylcystein có thể uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Để hiệu quả hơn có thể uống N – acetylcystein trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol. Khi cho uống, hòa loãng dung dịch N – acetylcystein với nước hoặc đồ uống không có rượu để đạt dung dịch 5% và phải uống trong vòng 1 giờ sau khi pha. Cho uống N – acetylcystein với liều đầu tiên là 140 mg/kg, sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Chấm dứt điều trị nếu xét nghiệm paracetamol trong huyết tương cho thấy nguy cơ độc hại gan thấp.

Nguồn: trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Người mắc viêm gan B có được uống thuốc tẩy giun không?

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, có thể gây ra ...

Trình dược viên