Thuốc Loperamid : Công dụng, liều dùng và lưu ý trong sử dụng điều trị bệnh - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Thuốc đường tiêu hóa » Thuốc Loperamid : Công dụng, liều dùng và lưu ý trong sử dụng điều trị bệnh

Thuốc Loperamid : Công dụng, liều dùng và lưu ý trong sử dụng điều trị bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...

Thuốc Loperamid là một giải hữu hiệu pháp giúp cầm các tình trạng tiêu chảy. Dưới đây là thông tin liều dùng thuốc và lưu ý sử dụng đảm bảo hiệu quả và an toàn.

<center><em>Tìm hiểu thông tin thuốc Loperamid</em></center>

Tìm hiểu thông tin thuốc Loperamid

Loperamid là thuốc gì?

Loperamid là chế phẩm được tổng hợp từ dẫn chất piperidin. DSCKI cô Hồng Diễm công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thuốc được dùng để kiểm soát và giảm các triệu chứng tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân và tiêu chảy mạn tính. Đây là một dạng opiat tổng hợp nhưng ở liều điều trị bình thường thuốc rất ít tác dụng trên hệ TKTW.

Loperamid có tác dụng làm giảm nhu động ruột do gắn với thụ thể opiat tại thành ống tiêu hóa, giảm tiết dịch đường tiêu hóa. Thuốc còn làm tăng trương lực cơ thắt hậu môn giúp làm giảm bớt sự đi tiêu gấp gáp và không tự chủ.

Bên cạnh đó, thuốc Loperamid có tác dụng kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, tăng vận chuyển dịch và chất điện giải qua niêm mạc ruột, do đó làm giảm sự mất nước và điện giải, tăng độ đặc và giảm khối lượng phân. Tác dụng này có lẽ liên quan đến giảm giải phóng acetylcholin và prostaglandin.

Dạng thuốc và hàm lượng của Loperamid như thế nào?

Thuốc Loperamid được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là viên nang cứng 2mg, viên nén 2mg; Dung dịch uống: 1 mg/5 ml, lọ 5 ml, 10 ml, 60 ml, 90 ml, 120 ml; 1 mg/7,5 ml, lọ 60 ml, 120 ml, 360 ml (dạng loperamid hydroclorid).

Biệt dược Brand name: Imodium

Biệt dược Generic: Axolop, Loperamide capsules, Lopran, Lomedium, Dodapril, Loperamide SPM (ODT), Cadiramid, Loperamid Domesco, Phaco Parecaps, Amufast, Lodegald-Lope, Meyergoric, Idium, Lopegoric, Loperamid STADA, Loperamide STELLA, Pageoric, Cenloper, Loperamid hydroclorid , Loperamide Thành Nam, Perigolric, Lormide, Loperamid – BVP, Lopetope, Panewic, Loperamid Nadyphar, Lopetab, Loperamid Agimexpharm, A.T Loperamid, Imoboston, Loperamide Hataphar, Lopradium, pms-Lopradium, Loperamid Khapharco, Diarlomid – F,  Loperamid Minh Dân, Loperamid PP pharco, SaViLope, Loperamide GSK, Loperamid Tipharco, Parogic, Parepemic , Loperamid Vinphaco, Loperamide Capsules BP, Lodium, Flamipio, Loperaglobe, Loperamark, Vacontil, Eldoper, Loperamide Hydrochloride Capsules USP,  Abydium, Loperamide Capsules Honten.

Thuốc Loperamid dùng cho những trường hợp nào?

  • Điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn trên 18 tuổ
  • Điều trị tiêu chảy mạn tính do viêm ruột.
  • Dùng Loperamid để làm giảm thể tích chất thải sau thủ thuật mở thông hồi tràng, trực tràng.
  • Ngoài ra Loperamid còn dùng điều trị són phân ở người lớn.

Lưu ý: Thuốc Loperamid dùng để giảm các tình trạng tiêu chảy, thuốc không có tác dụng trong điều trị nguyên nhân gây ra tiêu chảy do nhiễm trùng và thuốc Loperamid cũng không thể thay thế các giải pháp bù nước và điện giải.

Cách dùng – Liều dùng của Loperamid như thế nào?

Cách dùng: Thuốc Loperamid được dùng bằng đường uống cả viên thuốc với nước lọc. Người bệnh có thể được bù thêm nước và chất điện giải thích hợp khi cần.

Liều dùng khuyến cáo cho người lớn :

  • Tiêu chảy cấp: Liều đầu 4 mg/lần, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg, thời gian điều dùng thuốc tối đa 5 ngày. Liều thông thường: 6 – 8 mg/ngày. Liều tối đa: 16 mg/ngày.
  • Tiêu chảy mạn: Liều đầu uống 4 mg/lần, sau đó mỗi lần đi lỏng uống 2 mg cho tới khi cầm tiêu chảy. Liều duy trì: Uống 4 – 8 mg/ngày x 2 lần/ngày. Tối đa: 16 mg/ngày.

Liều dùng khuyến cáo cho trẻ em điều trị tiêu chảy cấp:

  • Trẻ từ 6 – 8 tuổi: Uống 2 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Trẻ từ 8 – 12 tuổi: Uống 2 mg/lần x 3 lần/ngày.
  • Liều duy trì: Uống 1 mg/10 kg thể trọng, uống 1 lần sau khi đi tiêu chảy.

Khi dùng quá liều Loperamid có thể xảy ra các biểu hiện như nôn, tăc ruột do liệt, ức chế thần kinh trung ương, ảnh hưởng trên thần kinh trung ương ở trẻ em nhạy cảm hơn ở người lớn.

Xử trí: Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp thích hợp để loại bỏ phần thuốc chưa được hấp thu ở dạ dày, ruột.  Có thể dùng hỗn dịch than hoạt tính ngay sau khi uống quá liều Loperamid hydroclorid có thể làm giảm lượng thuốc được hấp thu vào hệ tuần hoàn. Đồng thời, người bệnh cần được theo dõi các dấu hiệu ức chế thần kinh trung ương trong ít nhất 24 giờ. Nếu xuất hiện sự ức chế thần kinh trung ương, có thể dùng Naloxon. Nếu đáp ứng tốt với Naloxon, phải theo dõi cẩn thận các dấu hiệu trong ít nhất 24 giờ sau khi dùng liều Naloxon cuối.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Loperamid?

  • Không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em một cách thường quy trong điều trị tiêu chảy cấp.
  • Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào tình trạng và mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo liều chỉ định và thời gian điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt lợi ích tốt nhất.
  • Quá mẫn với Loperamid hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc; Người bệnh cần tránh ức chế nhu động ruột; Người bệnh có tổn thương chức năng gan; Viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng giả mạc do dùng kháng sinh; Bệnh tiêu chảy có liên quan tới viêm đại tràng giả mạc, lỵ cấp, viêm loét đại tràng chảy máu giai đoạn cấp, viêm ruột do nhiễm khuẩn; Hội chứng lỵ; Trướng bụng; Đau bụng không do tiêu chảy; Trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Nếu người bệnh quên một liều Loperamid, nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch.

<center><em>Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn</em></center>

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ/dược sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn

– Thận trọng khi sử dụng thuốc Loperamid cho các trương hợp sau:

  • Người bệnh tiêu chảy thường xảy ra mất nước và chất điện giải, cần bổ sung nước và các chất điện giải cho người bệnh đóng vai trò rất quan trọng. Việc sử dụng thuốc Loperamid không thay thế cho liệu pháp bổ sung nước và chất điện giải.
  • Người bệnh có suy giảm chức năng gan, do thuốc Loperamid giảm chuyển hóa giai đoạn đầu ở gan, làm tăng nồng độ Loperamid trong huyết tương, dẫn đến gây độc TKTW.
  • Thuốc Loperamid tác dụng trên các receptor opioid trong ruột để làm giảm nhu động ruột và giảm số lần đi đại tiện. Thuốc an toàn khi dùng trong mức liều được phê duyệt, song khi dùng với liều cao hơn có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng về nhịp tim và có thể tử vong. FDA đang tiếp tục đánh giá vấn đề an toàn này và sẽ cập nhật cho cộng đồng. Người bệnh nên sử dụng liều Loperamid theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để đảm bảo an toàn.
  • Người bị viêm đại tràng cấp, do thuốc Loperamid ức chế nhu động ruột hoặc làm chậm thời gian vận chuyển ruột đã gây ra chứng phình đại tràng nhiễm độc. Người bệnh phải ngừng thuốc ngay khi xuất hiện trướng bụng, táo bón hoặc liệt ruột. Và không được dùng thuốc Loperamid điều trị tiếp nếu không thấy cải thiện triẹu chứng lâm sàng trong vòng 48 giờ.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc Loperamid, người bệnh cần được theo dõi nhu động ruột, trướng bụng, lượng phân và nhiệt độ cơ thể. Không tự dùng Loperamid cho người bệnh có nhiệt độ cơ thể trên 38,3 °C.
  • Người bệnh tiêu chảy kèm sốt cao hoặc có máu trong phân, không được dùng thuốc Loperamid.
  • Đối với trẻ em, cần phải rất thận trọng khi dùng thuốc Loperamid, vì trẻ em đáp ứng với thuốc thay đổi nhiều, nhất là khi có mất nước và điện giải. Khuyến cáo không dùng thuốc Loperamid điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Người đang cần tránh ức chế nhu động ruột, cần ngừng dùng thuốc Loperamid,nếu thấy táo bón, đau bụng hoặc tắc ruột tiến triển.
  • Người bệnh nhiễm HIV, nên thận trọng khi dùng thuốc Loperamid và có thể dừng điều trị khi thấy dấu hiệu căng trướng bụng.
  • Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, chưa có dữ liêu nghiên cứu lâm sàng cho thấy thuốc Loperamid ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng khuyến cáo không dùng thuốc Loperamid cho phụ nữ mang thai và thời kỳ cho con bú.
  • Cần thận trọng với những người đang lái tàu xe hoặc vận hành máy móc, vì thuốc Loperamid có thể gây ra chóng mặt, mệt mỏi, mất ý thức, giảm nhận thức, mệt mỏi, choáng váng, hoặc buồn ngủ khi điều trị tiêu chảy được bằng thuốc này.

– Thuốc Loperamid gây ra các tác dụng phụ nào

  • Thuốc Loperamid có thể gây ra những tác dụng phụ như: Thường gặp: Đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón; Ít gặp: Đau đầu, chóng mặt, trướng bụng, khô miệng, nôn. Hiếm gặp: Dị ứng da, ngứa, tắt ruột do liệt
  • Trên hệ thần kinh trung ương: ngủ gật, trầm cảm, hôn mê. Các tác dụng phụ trên hệ TKTW thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Khuyến cáo không được dùng Loperamid điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ.

Trong quá trình sử dụng thuốc Loperamid, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Loperamid thì cần xin ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược tư vấn để xử trí kịp thời.

– Thuốc Loperamid tương tác với các thuốc và thực phẩm nào:

  • Các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, các phenothiazin, các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng, khi dùng chung với Loperamid có thể làm tăng tác dụng phụ độc tính của Loperamid.
  • Các thuốc kháng sinh như cephalosporin, clindamycin, erythromycin, tetracyclin. Các kháng sinh này có thể gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy khi dùng kéo dài. Nếu dùng chung vơi thuốc Loperamid có thể làm cho tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn hoặc kéo dài hơn.
  • Các thuốc giảm đau opioid có thể làm tăng nguy cơ gây ra tình trạng táo bón trọng khi được sử dụng chung với Loperamid.
  • Một số thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá được dung hằng ngày khi sử dụng thuốc Loperamid có thể xảy ra các hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc.
  • Tương tác thuốc với thuốc hay thuốc với thực phẩm hay đồ uống có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm gia tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc cần thông báo cho bác sĩ kê đơn biết những loại thuốc đang dùng kể cả thuốc có nguồn gốc thảo dược hay thực phẩm, đồ uống có nguy cơ để giúp bác sĩ xem xét kê đơn phù hợp, an toàn và đạt hiệu quả trong điều trị.

Tóm lại, Loperamid là thuốc được chỉ định điều trị hiệu quả cho các trường hợp tiêu chảy cấp và mạn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Loperamid, người bệnh cần có tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để đạt hiệu quả tốt nhất và không nên tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc.

– Bảo quản thuốc Loperamid như thế nào:

  • Loperamid được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là ở nhiệt độ phòng dưới 30°C, khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

x

Check Also

Tìm hiểu một số nhóm thuốc phổ biến giúp điều trị bệnh dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày như trào ngược axit, táo bón, co ...

Trình dược viên