Trình Dược viên chỉ ra sai lầm tai hại của thói quen bẻ đôi thuốc khi uống
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình Dược viên chỉ ra sai lầm tai hại của thói quen bẻ đôi thuốc khi uống

Trình Dược viên chỉ ra sai lầm tai hại của thói quen bẻ đôi thuốc khi uống

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...

Khi bị bệnh, nhiều người thường có thói quen bẻ đôi thuốc ra để uống. Đây là việc làm tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ vô cùng lớn.

Trình Dược viên chỉ ra sai lầm tai hại của thói quen bẻ đôi thuốc khi uống

Trình Dược viên chỉ ra sai lầm tai hại của thói quen bẻ đôi thuốc khi uống

Thông thường, khi bẻ đôi thuốc ra để uống, người bị bệnh thường chỉ có suy nghĩ đơn giản là làm như vậy để dễ uống hơn chứ không bao giờ tự đặt ra câu hỏi “bẻ đôi thuốc ra để uống có an toàn hay không?”. Trên thực tế, bẻ đôi thuốc là việc làm vô cùng tai hại.

Sai lầm tai hại khi bẻ đôi thuốc để uống

Trước khi có ý định bẻ đôi thuốc để uống thì bạn đọc hãy nhớ đến những sai lầm tai hại mà chuyên gia của chuyên trang Trình Dược viên chỉ ra sau đây:

  • Nếu mua thuốc ngoài tiệm thì hãy nhớ hỏi Dược sĩ xem loại thuốc đó có được phép bổ đôi hay không vì không phải thuốc nào cũng bẻ đôi được.
  • Hãy lưu ý đến một số loại thuốc kháng sinh có dấu chia đôi khắc sẵn trên thuốc, nếu có dấu hiệu này thì có thể bẻ đôi được nhé. Tìm kiếm tất cả các thông tin về việc bẻ đôi thuốc. Nếu không tìm thấy thì đừng dại bẻ đôi thuốc nhé bạn đọc.
  • Việc bẻ đôi thuốc có thể làm cho liều lượng thuốc bị sai lệch và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị bệnh của loại thuốc đó.
  • Nói đến thuốc, thường là không bẻ đôi được. Thuốc chứa bột thuốc ở bên trong và khi bạn bẻ đôi như vậy, dược tính sẽ mất đi.
  • Một số loại thuốc tân dược sẽ phát huy tác dụng rất chậm trong cơ thể, chính vì thế mà việc chia đôi thuốc để uống sẽ phần nào làm mất đi tác dụng của thuốc.

Hãy lưu ý đến một số loại thuốc kháng sinh có dấu chia đôi khắc sẵn trên thuốc

Hãy lưu ý đến một số loại thuốc kháng sinh có dấu chia đôi khắc sẵn trên thuốc

Ngoài ra, có một số loại thuốc lại có thể mất đi hoàn toàn tác dụng trị bệnh của nó khi được tiếp xúc với không khí hơn 1 phút. Do đó, việc bẻ đôi thuốc sẽ làm mất thời gian và làm thuốc mất đi tác dụng. Việc bẻ đôi thuốc và uống ½ viên thuốc đó rồi nửa viên còn lại sẽ bảo quản thế nào? Có thể sẽ có bụi bẩn bám lại trên đó và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh khi sử dụng.

Khi nào được phép bẻ đôi thuốc để sử dụng?

Các chuyên gia của chuyên trang Trình Dược viên cho rằng, dù là thuốc tân dược hay thuốc Đông dược thì không phải loại thuốc nào cũng có thể bẻ đôi để sử dụng. Do đó, để an toàn nhất, bạn đọc hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.

Khi nào được phép bẻ đôi thuốc để sử dụng?

Khi nào được phép bẻ đôi thuốc để sử dụng?

Đối với những loại thuốc chỉ được sử dụng 50mg/1 lần mà viên thuốc có khối lượng là 100mg thì người bệnh có thể bẻ đôi để sử dụng. Tuy nhiên, cần phải cẩn trọng và chú ý chia đều để không làm sai lệch liều lượng thuốc.

Trên đây là một số sai lầm tai hại của thói quen bẻ đôi thuốc khi sử dụng. Bạn đọc hãy ghi nhớ những kiến thức y dược này và đừng lập lại sai lầm nữa nhé.

Nguồn: Cao đẳng y dược Pasteur

x

Check Also

Định nghĩa và triệu chứng của Virus Herpes Simplex

Virus Herpes gây ra các triệu chứng như nổi mụn rộp, mụn nước tại các ...

Trình dược viên