Trình dược viên hướng dẫn dùng thuốc Ranitidin
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Thuốc đường tiêu hóa » Trình dược viên hướng dẫn dùng thuốc Ranitidin

Trình dược viên hướng dẫn dùng thuốc Ranitidin

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...

Thuốc Ranitidin là thuốc đường tiêu hóa, được chỉ định dùng trong các trường hợp Điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản và nhiều trường hợp khác

Trình dược viên hướng dẫn dùng thuốc Ranitidin

Trình dược viên hướng dẫn dùng thuốc Ranitidin

THÀNH PHẦN THUỐC RANITIDIN:

Mỗi viên bao phim chứa

– Ranitidin hydrochlorid tương đương Ranitidin…………………………………300 mg

– Tá dược: Avicel, Hydroxypropylmethyl cellulose 15cP , Hydroxypropylmethyl cellulose 6cP, Sodium starch glycolat, Magnesi stearat, Polyethylen glycol 6000, Aerosil, Talc, Titan dioxyd, Màu Sunset yellow vừa đủ 1 viên bao phim.

DẠNG BÀO CHẾ: Viên bao phim

QUI CÁCH ĐÓNG GÓI THUỐC RANITIDIN:

– Hộp 3 vỉ x 10 viên bao phim.

CHỈ ĐỊNH KHI DÙNG THUỐC RANITIDIN:

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

– Điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison.

– Các trường hợp cần thiết giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid như: Phòng chảy máu dạ dày – ruột, loét do stress ở người bệnh nặng, phòng chảy máu tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày – tá tràng có xuất huyết, dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson) đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ.

– Điều trị triệu chứng khó tiêu.

CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG: Dùng uống

– Ngày uống 2 lần, mỗi lần 150 mg vào sáng và tối hoặc 1 lần 300 mg vào tối, người bệnh loét dạ dày lành tính và loét tá tràng uống từ 4 – 8 tuần; người bệnh viêm dạ dày mạn tính uống tới 6 tuần.

– Người bệnh loét tá tràng uống liều 300 mg, 2 lần/ngày, trong 4 tuần để chóng lành vết loét.

– Trẻ em: Bị loét dạ dày tá tràng, liều 2 – 4 mg/kg thể trọng, uống 2 lần/ngày, tối đa 300 mg/ngày. Liều duy trì là 150 mg/ngày, uống vào buổi tối.

– Đề phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid, điều trị trào ngược dạ dày, thực quản: Uống 150 mg, ngày 2 lần.

– Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Uống 150 mg, ngày 3 lần. Có thể uống đến 6g/ngày, chia làm nhiều lần.

– Giảm acid dạ dày trong sản khoa: Uống 150 mg ngay lúc chuyển dạ, sau đó cách 6 giờ uống 1 lần.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH KHI SỬ DỤNG THUỐC RANITIDIN:

– Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Sử dụng thuốc cảm cúm đúng liều và đúng chỉ thị

Sử dụng thuốc theo đúng liều và đúng chỉ thị

THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC RANITIDIN

Người bệnh suy thận cần giảm liều.

Người bệnh suy gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, có nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn và nguy cơ quá liều.

Người bệnh có bệnh tim có thể bị nguy cơ chậm nhịp tim.

Viên ranitidin sủi bọt trong nước có chứa natri, dễ làm quá tải natri, nên cần chú ý ở người bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận.

Ðiều trị với các kháng histamin H2 có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này. Do đó khi có loét dạ dày cần loại trừ khả năng bị ung thư trước khi điều trị bằng ranitidin.

Ranitidin được đào thải qua thận, nên khi người bệnh bị suy thận thì nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao, vì vậy phải cho các người bệnh này tiêm những liều thấp, 25 mg, hoặc chỉ uống 1 liều 500 mg vào các buổi tối, trong 4 – 8 tuần.

Tuy hiếm nhưng cũng có những trường hợp khi tiêm nhanh ranitidin có thể gây nhịp tim chậm và thường xảy ra ở những người bệnh có những yếu tố dễ gây rối loạn nhịp tim.

Cần tránh dùng ranitidin cho người có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Thời kỳ mang thai

Ranitidin qua được nhau thai nhưng trên thực tế dùng với liều điều trị không thấy tác hại nào đến người mẹ mang thai, quá trình sinh đẻ và sức khoẻ thai nhi.

Thời kỳ cho con bú

Ranitidin bài tiết qua sữa. Tương tự như các thuốc khác, ranitidin cũng chỉ dùng khi cần thiết trong thời kỳ cho con bú.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC RANITIDIN

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM

Thường gặp

  • Ðau đầu, chóng mặt, yếu mệt.
  • Ỉa chảy.
  • Ban đỏ.

Ít gặp

  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Ngứa, đau ở chỗ tiêm.
  • Tăng men transaminase.

Hiếm gặp

  • Các phản ứng quá mẫn xảy ra như mề đay, co thắt phế quản, sốt choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp.
  • Mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, kể cả giảm sản tủy xương.
  • Làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, blốc nhĩ thất, suy tâm thu sau khi tiêm nhanh.
  • To vú ở đàn ông.
  • Viêm tụy.
  • Ban đỏ đa dạng.
  • Gan: Viêm gan, đôi khi có vàng da.
  • Rối loạn điều tiết mắt.
x

Check Also

Những nhóm thuốc điều trị chứng đau nhức xương khớp

Cảm giác đau nhức xương khớp là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ...

Trình dược viên