Trình Dược viên nói gì về bệnh viêm phế quản ở trẻ em?
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình Dược viên nói gì về bệnh viêm phế quản ở trẻ em?

Trình Dược viên nói gì về bệnh viêm phế quản ở trẻ em?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Viêm tiểu phế quản là một bệnh phổi do virus gây ra, căn bệnh này khá thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh.

Trình Dược viên nói gì về bệnh viêm phế quản ở trẻ em?

Trình Dược viên nói gì về bệnh viêm phế quản ở trẻ em?

Đấu hiệu để nhận biết trẻ bị viêm phế quản

Theo các Trình dược Viên cho biết, có tới 90% trường hợp viêm tiểu phế quản là do virus gây ra. Các virus hay gặp gồm adenovirus, corona virus, virus cúm A, B, RSV, rhinovirus… Vi khuẩn hiếm gặp hơn, có thể là vi khuẩn ho gà, chlamydia pneumonia, Mycoplasma pneumonia… Viêm tiểu phế quản có thể lây qua đường hô hấp thông qua các giọt dịch tiết (nước mũi, nước miếng, đờm…) mà trẻ bị bệnh thải ra, trẻ khác hít vào hoặc chạm vào rồi đưa lên miệng mũi. Khi bị viêm tiểu phế quản, không có các dấu hiệu đặc trưng bởi các triệu chứng của bệnh thường giống các bệnh viêm đường hô hấp khác.

Tuy nhiên các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ chẩn đoán được trẻ có mắc bệnh không qua khám bệnh. Các dấu hiệu thường gặp như ho có đờm hoặc không đờm, sốt cao hoặc nhẹ, sốt cơn hoặc liên tục, thậm chí là có trẻ không bị sốt, viêm long hô hấp trên gây sổ mũi nghẹt mũi, đờm tiết ra nhiều, có thể có màu xanh, vàng hay trắng, thở khò khè, thở nhanh, trẻ biếng ăn…

Những cách điều trị bệnh viêm phế quản cho trẻ

Có đến 90% trẻ mắc bệnh viêm phế quản là do virus, do đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị là không cần thiết. Tuy nhiên, trong thực tế lâm sàng có tới hơn 90% các đơn thuốc với chẩn đoán viêm phế quản có sử dụng kháng sinh.

Liệu pháp kháng sinh chỉ dùng khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn như tổng trạng xấu, sốt kéo dài, nghi ngờ ho gà và ở những trẻ có nguy cơ cao bị viêm phổi, trẻ bị suy giảm miễn dịch… Việc điều trị viêm phế quản xoay quanh hai vấn đề chính: Điều trị triệu chứng và liệu pháp kháng sinh.

Điều trị triệu chứng gồm:

  • Hạ sốt khi trẻ sốt cao để tránh các biến chứng có thể gặp. Có 2 loại thuốc hạ sốt quan trọng được dùng cho trẻ là acetaminophen và ibuprofen. Nhưng với ibuprofen chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi sốt từ 38,5 độ trở lên. Không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ em bởi thuốc có nhiều tác dụng phụ.
  • Điều trị ho khi trẻ ho nhiều dẫn đến nôn ói, mất ngủ… phụ huynh có thể áp dụng một số cách an toàn như massage gan bàn chân, uống mật ong với nước ấm. Nếu phải dùng thuốc thì nên chọn sản phẩm từ thảo dược. Thường trẻ ho nhiều trong tuần đầu sau đó sẽ giảm dần và tự khỏi.
  • Thuốc trị sổ mũi, nghẹt mũi không nên dùng các thuốc kháng histamine và các thuốc chống sung huyết mũi để làm thông, khô mũi trẻ vì nhóm này nguy cơ tác dụng phụ cao. Nên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
  • Cần phun hơi ẩm trong phòng có thể giúp trẻ giảm khô mũi. Không cần khí dung nước muối hoặc thuốc giãn phế quản nếu trẻ không bị khò khè, hoặc khò khè nhưng không đáp ứng với thuốc giãn phế quản.
  • Thuốc làm loãng đờm trên thị trường có rất nhiều loại như acetylcystein, bromhexin, carbocystein… Tuy nhiên hiệu quả của những loại thuốc này ở trẻ em khá hạn chế.
  • Thuốc chỉ phát huy tác dụng khi trẻ được uống đủ nước, mà bản thân nước đã giúp làm loãng đờm tốt rồi, vì vậy khuyến khích trẻ uống nhiều nước là một biện pháp điều trị hỗ trợ rất quan trọng.
  • Thuốc kháng virus không được khuyến cáo sử dụng thường quy trong bệnh viêm tiểu phế quản. Tuy nhiên, tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể cân nhắc nếu nghi ngờ trẻ bị viêm tiểu phế quản do virus cúm.
  • Liệu pháp kháng sinh chỉ được sử dụng khi trẻ có biến chứng bội nhiễm vi khuẩn, viêm phổi… Những trường hợp này cần phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi.

Trình Dược viên nói gì về bệnh viêm phế quản ở trẻ em?

Trình Dược viên nói gì về bệnh viêm phế quản ở trẻ em?

Cách để phòng chống viêm tiểu phế quản ở trẻ

Theo tư vấn từ các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết, để phòng ngừa bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ thì có những cách sau:

Không cho trẻ tiếp xúc gần với người đang có biểu hiện viêm đường hô hấp, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cho trẻ và người chăm sóc trẻ, huấn luyện trẻ không mút tay, ngậm đồ chơi vì đây là con đường lây bệnh rất quan trọng, hướng dẫn trẻ khi ho phải ho vào khăn hoặc che miệng để hạn chế phát tán virus ra ngoài, vệ sinh nhà cửa, bàn ghế, đồ chơi, quần áo cho trẻ thật sạch… Giữ ấm cho trẻ trong mùa đông.

Nếu muốn bổ sung vi chất để tăng cường sức khỏe như kẽm hay vitamin C thì cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ, đa dạng thực phẩm và đặc biệt là uống nhiều nước.

Vứt khăn giấy đã dùng sau đó rửa tay hoặc sử dụng chất rửa tay. Sử dụng ly, bát, thìa… riêng, ưu tiên sử dụng các vật dụng dùng một lần. Một cách dự phòng bệnh tốt nhất đó là tiêm chủng đầy đủ các mũi cúm, phế cầu…

Nguồn: trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Định nghĩa và triệu chứng của Virus Herpes Simplex

Virus Herpes gây ra các triệu chứng như nổi mụn rộp, mụn nước tại các ...

Trình dược viên