Dưới đây là chia sẻ một số bài thuốc Đông y trị bệnh viêm phế quản hiệu quả. Và cách phòng ngừa, giảm phát cơn hen phế quản các bạn cùng tham khảo nhé!
- Những bài thuốc đông y từ cây cần tây chữa bệnh hữu hiệu
- Bài thuốc dân gian trị rụng tóc từ nguyên liệu thiên nhiên hiệu quả
- Thầy thuốc chia sẻ bài thuốc từ hoa đu đủ đực trị ho
Đông y trị bệnh hen phế quản
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: triệu chứng ban đầu của bệnh hen phế quản thường là hắt hơi; sổ mũi, ngứa mắt/đỏ mắt, ho khan và đôi khi buồn ngủ. Trong giai đoạn đầu người mắc bệnh khó thở chậm, khó thở ra, có tiếng cò cử mà người khác cũng có thể nghe thấy.
Tình trạng khó thở dần tăng, thỏe mệt nhọc, toát mồ hôi, tiếng nói bị ngắt quãng, phải tỳ tay vào thành giường để thở. Cơn khó thở kéo dài khoảng từ 10 đến 15 phút, thậm chí hàng giờ hoặc cả ngày không hết. Cơn khó thở giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm, càng khạc được nhiều càng dễ chịu.
Cơn hen thường xảy ra về đêm hoặc khi thời tiết thay đổi, hoặc khi người mắc bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây ra kích thích khởi phát cơn hen.
Bài thuốc Đông dược chữa trị hen phế quản
Để điều trị bệnh hen phế quản, ngoài các phương pháp điều trị bằng y học hiện đại, trong Đông y có một số bài thuốc giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị bệnh, giảm độc tính của thuốc hóa dược.
Bài 1: Nguyên liệu gồm có các vị thuốc Lá ngâu 40gr, bồ kết 5gr, phèn chua 5gr. Đem các nguyên liệu chuẩn bị đi sắc lấy nước uống liên tục 10 tới 15 ngày.
Bài 2: Lá hen (còn gọi là tỳ bà diệp, lau sạch lông, phơi khô trong bóng râm tẩm mật sao) 20gr; lá tía tô sao vàng 8gr; cúc tần (phơi khô sao vàng) 14gr. Cho các vị thuốc hãm nước sôi trong một bình kín, uống nước trong ngày, để dễ uống hơn có thể thêm đường.
Bài 3: Lá nhọ nồi, lá cối xay mỗi thứ một nắm cho cùng với nhau vào bình sắc uống thay trà, uống liên tục cho đến khi khỏi.
Bài 4: Lá táo, lá nhót đồng lượng 16gr (hai lá này lấy ở cây chưa ra quả tốt hơn), mần tưới 20gr, bạc hà 16gr, vỏ quýt 6gr, phèn phi 5gr, bồ kết 5gr. Cho các vị thuốc này vào ấm sắc 1 thang/ngày, dùng liên tục trong vòng từ 15 tới 20 ngày, nghỉ rồi nhắc lại một vài liệu trình. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa cho cả hen ở trẻ nhỏ.
Bài 5: Bí đao, hương nhu tía, rễ của lá lốt mỗi thứ chuẩn bị một nắm, đem đi sắc lấy nước uống hằng ngày, uống liên tục đến khi bệnh khỏi.
Bài thuốc Đông y trị hen phế quản hữu hiệu
Cách phòng ngừa, giảm phát cơn hen phế quản
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây để việc điều trị bệnh được hiệu quả và phòng ngừa việc phát các cơn hen phế quản:
– Chăm sóc cho sức khỏe của bản thân và điều trị các bệnh khác có liên quan đến bệnh hen.
– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường cho sức khỏe tim và phổi, giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen.
– Loại bỏ các tác nhân gây ra bệnh như: Viêm mũi họng, viêm xoang kéo dài, các yếu tố gây ra tình trạng dị ứng như: phấn hoa, lông chó/mèo, khói bụi…
– Một số người bệnh hen phế quản tăng và tái phát bệnh nhanh hơn khi ăn lòng của lợn và nhộng tằm… do đó người bệnh chú ý không nên ăn những đồ ăn này.
– Duy trì cân năng mức hợp lý.
Bệnh hen được điều trị sớm là rất quan trọng giúp việc điều trị bệnh được hiệu quả. Nếu bạn đã dùng thuốc mà không được kiểm soát được các cơn hen, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
Nguồn: trinhduocvien.edu.vn tổng hợp từ Báo Sức khỏe đời sống.