Gia vị quen thuộc trong bữa ăn Quả bứa người lành cho sức khỏe - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Gia vị quen thuộc trong bữa ăn Quả bứa người lành cho sức khỏe

Gia vị quen thuộc trong bữa ăn Quả bứa người lành cho sức khỏe

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Quả bứa, gia vị phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nhưng ít được biết đến ở nơi khác, với vị chua mát, không chỉ làm gia vị trong món ăn mà còn tốt cho sức khỏe. Bài viết này sẽ giới thiệu công dụng của quả bứa và và cách dùng như một vị thuốc và món ăn dân dã.

1. Đặc điểm sinh học của cây bứa

Cây bứa thuộc họ măng cụt, là cây thân gỗ cao khoảng 10 – 15m với cành mảnh và mọc ngang. Lá cây bứa bóng, nhẵn, có mép nguyên và mọc đối. Vỏ cây có màu xám tro.

Hoa bứa có cả loại lưỡng tính và hoa đực, đều màu vàng. Hoa lưỡng tính có 4 cánh, 4 đài và nhiều nhị, trong khi hoa đực có 5 cánh và 4 đài.

Cây bứa thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Quả chín thường được sử dụng để nấu canh hoặc ăn trực tiếp, trong khi vỏ quả được dùng làm dược liệu tươi hoặc khô và có thể thu hoạch quanh năm.

<center><em>Quả bứa nhìn xa hơi giống với quả ổi</em></center>

Quả bứa nhìn xa hơi giống với quả ổi

Theo Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược chia sẻ về quả bứa theo y học cổ truyền và y học hiện đại cụ thể:

2. Thành phần hóa học và công dụng của quả bứa theo y học cổ truyền

2.1. Thành phần hóa học 

Quả bứa chứa vitamin C và axit hữu cơ, trong khi vỏ quả có flavonoid. Những hợp chất này không gây độc, có khả năng chống oxy hóa, giảm béo phì và mỡ máu.

2.2. Công dụng theo y học cổ truyền

Vỏ quả bứa có tính mát, vị đắng, hơi độc, và được dùng để hạ nhiệt, tiêu viêm, làm lành vết thương và săn da. Nó có thể chữa viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém, cặn răng, viêm miệng, ho ra máu, dị ứng, mụn nhọt, và bỏng da.

3. Công dụng theo y học hiện đại

3.1. Giảm stress

Hợp chất trong quả bứa giúp giải phóng hormone serotonin, làm giảm căng thẳng và mang lại cảm giác dễ chịu.

3.2. Giảm cholesterol

Hydroxycitric axit trong quả bứa giảm kích thước tế bào mô mỡ, làm giảm chuyển hóa đường thành chất béo và tích lũy cholesterol.

3.3. Giảm cân

Quả bứa ức chế enzyme citrate lyase, giúp phòng ngừa tăng cân và giảm mỡ máu. Nó còn làm giảm cảm giác thèm ăn và đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

3.4. Ngừa tiểu đường

Quả bứa giúp giảm cân, ổn định chất béo trong máu, tăng độ nhạy insulin và cân bằng đường huyết, từ đó giảm nguy cơ tiểu đường type 2.

3.5. Chữa sỏi thận

Axit hydroxycitric trong quả bứa có thể làm chậm tích tụ canxi và oxalat, mở ra triển vọng điều trị sỏi thận trong tương lai.

4. Sử dụng quả bứa trong bữa ăn hàng ngày và một số bài thuốc từ quá bửa

4.1. Quả bứa trong bữa ăn hàng ngày

Quả bứa có vị chua dịu, được nhiều người trồng làm gia vị chế biến món ăn. Quả có màu xanh chuyển sang vàng khi chín, với mùi dễ chịu. Thịt quả mọng nước, vỏ dày, và hình dáng tương tự như quả ổi găng.

Người dân thường thu hoạch quả bứa, thái lát mỏng, phơi khô để sử dụng quanh năm cho các món như canh chua, kho cá. Ngoài ra, một số nơi còn băm nhuyễn quả bứa với tỏi, ớt, trộn với bột ngọt và đường, bảo quản trong tủ lạnh để dùng làm gia vị cho các món ăn.

Khác với nhiều gia vị khác, quả bứa có thể bảo quản lâu dài chỉ bằng cách phơi khô và đóng gói kín, điều này thuận tiện cho người dân vùng đảo. Vị chua thanh của quả bứa làm cho món ăn thêm đặc biệt, đặc biệt là trong mùa hè với canh chua từ quả bứa rất kích thích vị giác. Người miền biển thường nấu bứa với hải sản, kho cá, hoặc ngâm với tỏi ớt để ướp thịt, cá, nướng hoặc dầm trong nước mắm để chấm.

<center><em>Quả bứa được phơi khô để dùng quanh năm</em></center>

Quả bứa được phơi khô để dùng quanh năm

Quả bứa có thể được sử dụng theo nhiều cách:

Ăn phần thịt bên trong như măng cụt.

Dùng vỏ bứa để kho cá, nấu canh.

Thái quả bứa thành lát mỏng, phơi khô, và hãm trà uống hàng ngày (không quá 500mg).

4.2. Bài thuốc dân gian từ cây bứa

Phòng truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM cập nhật:

Chữa viêm loét dạ dày: Sắc vỏ cây bứa với nước cho đến khi còn khoảng 30ml, sau đó chắt lấy nước uống.

Chữa bỏng: Nấu nhựa bứa với dầu để tạo thành cao lỏng, bôi lên vùng da bị bỏng hai lần mỗi ngày.

Chữa ho ra máu: Sắc 20 – 30g vỏ quả bứa để lấy nước uống.

Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt: Giã vỏ cây bứa và đắp trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa hoặc mụn nhọt.

Quả bứa là gia vị có thể gây tương tác với một số loại thuốc, do đó cần thận trọng khi sử dụng. Để tránh tác dụng phụ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu gặp phải dấu hiệu bất thường như đau đầu, buồn nôn, đau bụng, hoặc ngứa họng, cần đến cơ sở y tế kiểm tra ngay.

Nguồn trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Cây Mần ri và các điều cần chú ý khi sử dụng

Cây mần ri là một loại thảo dược phổ biến được sử dụng trong y ...

Trình dược viên