Tổng hợp tất cả thông tin về thuốc Buscopan - Trình dược vien
Cao đẳng Dược TPHCM

Thuốc Buscopan

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Buscopan là thuốc chuyên về trị các bệnh đường tiêu hóa như co thắt đường tiêu hóa/sinh dục-tiết niệu, co thắt & rối loạn vận động đường mật. Hỗ trợ chẩn đoán & điều trị có gây co thắt như trong nội soi dạ dày, X quang.

buscopan-dang-vien

Buscopan dạng viên bao đường

Phân nhóm: Thuốc chống co thắt.

Thành Phần

Hyoscine-N-butylbromide.

Ống chứa dung dịch tiêm: 20 mg/mL x 1 mL x 6 ống.

Viên bao đường: 10 mg x 50 viên

Chỉ Định

Cơn co thắt đường tiêu hóa, viêm dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, táo bón do co thắt, viêm đại tràng.

Đau do sỏi thận, sỏi mật, đau khi thăm khám ở niệu đạo, đau khi thấy kinh.

Chống Chỉ Định

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Bệnh nhược cơ, to kết tràng.

Trẻ em dưới 24 tháng, Glaucom, phì đại tiền liệt tuyến, bệnh xuất huyết, tim nhanh.

Chống chỉ định dạng tiêm: tăng nhãn áp khép góc chưa điều trị, phì đại tuyến tiền liệt kèm bí tiểu, hẹp cơ học đường tiêu hóa, nhịp tim nhanh.

buscopan-dang-tiem

Buscopan dạng tiêm

Liều Dùng

Dạng uống: Người lớn & trẻ em > 6 t.: 1-2 viên x 3-5 lần/ngày.

Dạng tiêm (IV chậm, IM, SC) Người lớn & trẻ em > 12 t: 1-2 ống/lần, ngày vài lần, liều tối đa/ngày: 100 mg.

Trẻ em < 12 t. & trẻ sơ sinh: 0,3-0,6 mg/kg, ngày vài lần, liều tối đa/ngày: 1,5 mg/kg.

Thận Trọng

Dạng uống: không dùng cho tăng nhãn áp khép góc; tắc ruột; bí tiểu; rối loạn nhịp tim nhanh.

Dạng tiêm: không nên lái xe hay vận hành máy móc sau khi tiêm.

Tác dụng phụ

Dạng uống: khô miệng, tim đập nhanh, bí tiểu (nhẹ & tự giới hạn). Phản ứng dị ứng, nhất là về da (rất hiếm); khó thở ở bệnh nhân có tiền sử suyễn & dị ứng (rất cá biệt).

Dạng tiêm: đôi khi gây rối loạn điều tiết thoáng qua, rất hiếm gây sốc phản vệ.

Tương Tác Thuốc:

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc kháng histamine, quinidine, amantadine, disopyramide, metoclopamide, beta-adrenergic.

Xem thêm: Efferalgan 500mg ; Omeprazol ; Terpin Codein ; thuốc kháng sinh Zidocin ; Enterogermina

x

Check Also

Người mắc viêm gan B có được uống thuốc tẩy giun không?

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, có thể gây ra ...

Trình dược viên