Những đối tượng cần thận trọng với "Trà Đá"
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Tin tức Y Dược » Những đối tượng cần thận trọng với “Trà Đá”

Những đối tượng cần thận trọng với “Trà Đá”

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trà Đá – Vỉa Hè dường như đã trở thành thói quen với rất nhiều người trong những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì món Trà Đá không phải dành cho tất cả mọi người.

Trà đá là loại đồ uống được nhiều người ưa thích

Trà đá là loại đồ uống được nhiều người ưa thích

Theo như khuyến cáo của các giảng viên Y dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết thì những người mắc bệnh dưới đây tuyệt đối không nên uống trà đá nếu không muốn gây hại cho sức khỏe:

Người mắc bệnh gan và sỏi thận, sỏi đường tiết niệu

Trong trà có chứa chất cafeine và tannic tham gia vào quá trình trao đổi chất của gan khiến cho chức năng gan bị suy yếu. Uống trà còn làm cho sỏi thận tăng cả về kích thước và số lượng. Do axit oxalic khi kết hợp với canxi sẽ tạo thành chất kết tủa trong đường tiết niệu và không thể thoát ra ngoài.

Do đó, với những người có tiền sử bệnh gan, mắc bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu thì tốt nhất nên chọn loại đồ uống khác thay vì Trà Đá để bảo vệ sức khỏe của mình.

Người mắc bệnh đường ruột

Tuyệt đối không được uống trà đá lúc đang đói và mắc bệnh dạ dày. Nhưng người mắc bệnh Dạ dày khi uống trà đá sẽ làm tăng thêm cơn đau, nhất là khi bụng trống rỗng mà uống trà đá còn gây loét dạ dày và nguy hại tới lá lách.

Những người mắc bệnh đường ruột cũng không nên uống nước trà đá, vì trà đá sẽ khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa trở nên kém hơn.

Người bị viêm xoang và viêm đường hô hấp

Theo như kiến thức Y dược cho biết, sự chênh lệch nhiệt độ là nguyên nhân gây kích thích niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Vậy nên, mặc dù trà đá là đồ uống có thể giúp giải khát nhanh chóng trong những ngày hè oi bức thì những ai đang mắc bệnh viêm xoang hay viêm đường hô hấp cùng nên tránh, bởi khi uống những đồ lạnh vào sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

Uống trà lúc đói bụng

Nhiều người có thói quen uống trà trước bữa ăn, thậm chí uống cùng lúc khi đang ăn. Thói quen này vô tình làm giảm tiết dịch dạ dày, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn cafein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác.

Những trường hợp không nên sử dụng trà đá

Những trường hợp không nên sử dụng trà đá

Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ tạo điều kiện cho hơi “lạnh” xâm nhập cơ thể, ảnh hưởng hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.

Bên cạnh đó, việc uống trà đá ngay sau khi ăn cũng là điều cần tránh. Bởi trong nước Trà có chứa nhiều axit tannic, chất này có thể phản ứng với sắt trong thực phẩm vào bữa ăn sẽ sản sinh ra các chất mới khó để hòa tan.

Theo thời gian, thói quen uống trà sau bữa ăn duy trì lâu sẽ gây thiếu hụt sắt, thậm chí, uống trà sau bữa ăn lâu sẽ gây ra bệnh thiếu máu rất nghiêm trọng.

Theo như lời khuyên từ các thầy thuốc đông dược cho biết thì khi pha trà nên pha ở nhiệt độ từ 56 – 62 độ C. Nếu pha trà ở nhiệt độ cao, trà quá đậm có thể gây ảnh hưởng đến hương vị của trà. Ngoài ra, uống trà quá nóng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống trà quá lạnh. Bởi trà lạnh được cho là gây đờm, dễ viêm đau họng, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa lạnh.

Có một vấn đề khá phổ biến khi uống trà đá vỉa hè đó là tình trạng một số quán cóc ven đường vì lợi nhuận thường pha trà từ lâu nên dễ bị mất hương vị thơm ngon, thậm chí là có thể bán trà ôi thiu cho khách hàng. Nếu uống những tách trà này dễ gây đau bụng, ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguồn: trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Lưu ý về sức khỏe khi thường xuyên gặp tình trạng tê chân tay khi ngủ

Tình trạng tê chân tay không phải là điều hiếm gặp đối với nhiều người, ...

Trình dược viên