Bệnh mất ngủ - dấu hiệu và nguyên nhân và phương pháp điều trị
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Bệnh mất ngủ – Dấu hiệu và nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bệnh mất ngủ – Dấu hiệu và nguyên nhân và phương pháp điều trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...

Mất ngủ! Ngủ bao nhiêu là đủ, nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị của bệnh mất ngủ là gì? Hãy cùng Trình dược viên tìm hiểu những thông tin về căn bệnh này.

benh--mat-ngu

Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh mất ngủ

Bệnh mất ngủ là gì?

Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh rơi vào tình trạng không thể đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn khó duy trì hoặc ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt.

Mất ngủ có thể chia thành 3 loại:

  • Mất ngủ thoáng qua: thường có biểu hiện mất ngủ dưới 1 tuần.
  • Mất ngủ ngắn hạn: tình trạng mất ngủ kéo dài từ 1 – 4 tuần.
  • Mất ngủ mãn tính; mất ngủ kéo dài trên 1 tháng.

Ngủ bao nhiêu là đủ thay đổi từ người sang người. Hầu hết người lớn cần 7 – 8 tiếng một đêm. Nhiều hơn một phần ba số người lớn đã mất ngủ tại một thời gian, trong khi 10 đến 15 phần trăm báo cáo mất ngủ (mạn tính) lâu dài.

Không cần phải điều trị thuốc với những đêm không ngủ. Thay đổi đơn giản trong thói quen hàng ngày có thể giải quyết chứng mất ngủ và khôi phục phần còn lại cần thiết.

Các triệu chứng của bệnh mất ngủ

Mất ngủ có dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Khó ngủ vào ban đêm.

Tỉnh thức trong đêm.

Tỉnh thức quá sớm.

Cảm thấy không được nghỉ ngơi sau khi ngủ một đêm.

Mệt mỏi hoặc buồn ngủ ban ngày.

Cáu gắt, trầm cảm hoặc lo âu.

dau-hieu-benh-mat-ngu

Cáu gắt cũng là dấu hiệu của bệnh mất ngủ

Khó khăn chú ý hoặc tập trung vào nhiệm vụ.

Tăng lỗi, tai nạn.

Căng thẳng nhức đầu.

Triệu chứng tiêu hóa.

Đang lo lắng về giấc ngủ.

Nguyên nhân của bệnh mất ngủ

Do tuổi tác

Chu kỳ thức – ngủ sẽ thay đổi theo tuổi tác. Khi bước vào giai đoạn cao niên tâm sinh lý thay đổi nên thời gian dành cho giấc ngủ sẽ ít đi, bạn thường ngủ muộn và thức dậy sớm, thậm chí trằn trọc khó ngủ vào bao đêm, mặc dù ban ngày bạn ngủ ít hoặc không ngủ.

Do ngoại cảnh

Tiếng ồn hay ánh sáng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bạn. Bạn thắc mắc tại sao lại bị mất ngủ trong khi công việc không quá bận rộn? Thủ phạm rất có thể là tiếng động từ nhà hàng xóm, tiếng xe cộ, hay công trình đang thi công ở gần đó, hoặc cũng có thể do ánh đèn hắt ra từ chiếc điện thoại của bạn.

Do bệnh lý

Một số bệnh như đau xương khớp, cảm cúm, viêm xoang, viêm loét dạ dày, đại tràng, huyết áp hay rối loạn tiểu tiện thì giấc ngủ của bạn cũng bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra, khi đang sử dụng các loại thuốc chứa caffeine có tác dụng kích thích bộ não trở nên hưng phấn hơn cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn khó ngủ.

Do bị stress

Những gánh nặng và áp lực từ cuộc sống khiến thần kinh bạn lúc nào cũng căng như dây đàn, cơ thể bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, stress thì chắc chắn bạn cũng khó có được một giấc ngủ ngon. Khi não bộ và các cơ quan trong cơ thể không được thả lỏng sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

nguyen-nhan-gay-mat-ngu

Stress chắc chắn sẽ khiến bạn khó có giấc ngủ ngon

Phương pháp chữa bệnh mất ngủ

Bạn nên tạo môi trường thích hợp cho việc nghỉ ngơi như ; tắt hết thiết bị phát sáng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ như đèn, tivi, điện thoại, máy tính; sử dụng giường đệm, gối ngủ thích hợp duy trì nhiệt độ thích hợp trong phòng…

Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ bạn có thể tập những bài thể dục nhẹ nhàng, uyển chuyển không đánh thức sự nghỉ ngơi của cơ thể, mà còn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, bạn không nên giữ tâm trạng lo lắng, bất an, bởi nó chỉ khiến bạn càng khó ngủ hơn.

Nếu bạn đã thử đủ cách mà vẫn bị mất ngủ thì có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng gây buồn ngủ. Trên thị trường hiện nay thuốc điều trị bệnh mất ngủ tiêu biểu phải kể đến nhóm Nonbenzodiazepin. Những thuốc thuộc nhóm Nonbenzodiazepin như Phamzopic đa phần được sản xuất theo công thức mới với ưu điểm chỉ tác dụng gây buồn ngủ, thời gian bán thải ngằn nên ít gây ra các tác dụng phụ, ít gây nghiện cho người sử dụng, trái với các loại thuốc ngủ có thời gian bán hủy có thể kéo dài từ 2 – 3 ngày khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, và dễ gây nghiện.

x

Check Also

Có nên gội đầu khi đang bị cảm không?

Bị cảm gội đầu có sao không? khi cảm cúm có nên gội đầu không? ...

Trình dược viên