Bí quyết chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng thảo dược - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Bài thuốc » Bí quyết chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng thảo dược

Bí quyết chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng thảo dược

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Sử dụng cây thuốc thảo dược chữa viêm loét dạ dày là khuynh hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn để khắc phục bệnh tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

1. Viêm loét dạ dày – tá tràng là gì?

DSCKI, giảng viên chia sẻ với phòng truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM: Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng bệnh lý thường gặp nhất ở đường tiêu hóa với các triệu chứng điển hình như đau rát vùng thượng vị với các mức độ từ âm ỉ đến dữ dội, ợ nóng, ợ hơi, ăn uống kém, chán ănbuồn nôn, nôn.

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân phổ biến là sử dụng thuốc làm tổn thương niêm mạc dạ dày (thuốc chống viêm không steroid, Corticoid); sử dụng nhiều các chất kích thích rượu bia, thói quen ăn uống không khoa học, ăn vội vàng, bỏ bữa hoặc stress. Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn HP hay Helicobacter Pylori cũng là nguyên nhân thường gặp ở người bị loét dạ dày tá tràng.

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị đúng nguyên nhân. Tuy nhiên nhiều trường hợp chữa không dứt điểm, thường dễ dẫn tới tình trạng tiến triển thành mạn tính. Nặng hơn có thể gây biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày và ung thư dạ dày.

2. Biểu hiện của bệnh viêm loét dạ dày?

  • Xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị
  • Đau rát thượng vị sau ăn, khi bụng đói hoặc về đêm
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Ợ hơi, ợ chua

Lưu ý một số triệu chứng cảnh báo nguy cơ chảy máu và biến chứng ung thư:

  • Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu đỏ tươi
  • Nôn nhiều, có thể lẫn máu
  • Sút cân đột ngột
  • Thiếu máu không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên thấy nuốt nghẹn
  • Sờ cảm nhận được khối u ở vùng bụng thượng vị

Khi gặp các dấu hiệu bất thường trên, người bệnh nên đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Các thảo dược thiên nhiên kết hợp bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả?

Mật ong và gừng

Gừng chứa các hợp chất như b-zingiberene, b-curcumenen, geraniol, linalol, borneol, gingerol, gingeridion và shogaol. Gừng có tác dụng kiềm hóa axid và kích thích tiêu hóa tự nhiên giúp giảm các triệu chứng ăn uống kém tiêu, buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị, ợ nóng, ợ chua. Đặc biệt, các hoạt chất gingerol và shogaol có tác dụng như một chất kháng viêm tự nhiên, ức chế phản ứng viêm trong dạ dày, chữa lành các vết loét.

Mật ong kết hợp với gừng giúp giảm buồn nôn, chống nôn hiệu quả, giảm đau tức ngực, giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh bên Ngoài.

Cách làm và sử dụng: 300gam gừng tươi, 200ml mật ong nguyên chất. Gừng tươi rửa sạch, để ráo nước, cạo vỏ và thái lát mỏng, cho gừng thái lát vào lọ thủy tinh, sau đó đổ ngập mật ong. Ngâm trong thời gian 7 – 10 ngày. Lưu ý đậy kín nắp và ngâm gừng ở nơi nhiệt độ phòng, thoáng mát. Mỗi ngày nhai 2 – 3 lát gừng ngâm mật ong, giúp đẩy lùi các triệu chứng đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi, đau rát ở vùng thượng vị.

Dùng trà gừng – mật ong: Lấy 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, thái nhỏ, nấu với 300ml nước. Đun sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Lọc lấy nước, thêm 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất vào khuấy đều. Chia uống làm 3 lần trong ngày.

Cây Dạ cẩm

Dạ cẩm có chứa nhiều hoạt chất như Tanin, Ankaloid, Saponin, Anthraglycosid, có tác dụng trung hòa acid dạ dày từ đó giúp giảm đau nhanh chóng, kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng, cầm máu, làm lành vết loét, cải thiện tình trạng ợ chua và làm tổn thương trong dạ dày nhanh khô se.

Cách làm và sử dụng: Dùng 30 – 40g lá và ngọn dạ cẩm Dạ khô cho vào nồi đất, nấu với khoảng 1 – 1,5 lít nước sạch, sắc dưới lửa nhỏ trong 30 phút. Chia nước sắc thành 3 lần uống trước mỗi bữa ăn trong ngày sáng, trưa, chiều.

Mật ong và nghệ 

Củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống lại tình trạng viêm loét dạ dày bằng cách ức chế quá trình viêm, làm giảm khả năng hoạt động của vi khuẩn, giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đau dạ dày, kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương. Đồng thời mang lại nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng trợ giúp cải thiện bệnh đau dạ dày.

Cách sử dụng:

Lấy 1 thìa bột nghệ + 2 thìa mật ong + 350ml nước ấm, sau đó hòa tan và uống. Uống nghệ và mật ong hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hoặc dùng 1 củ nghệ tươi, rửa sạch, giã nát, hòa thêm vào một ít nước đun sôi để nguội, trộn đều lên vắt lấy nước cốt. Thêm mật ong vào nước cốt nghệ rồi uống. Mỗi ngày uống 2 lần.

DSCKI, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM lưu ý không sử dụng nghệ điều trị viêm loét dạ dày cho người bị sỏi thận, sỏi túi mật, phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị được làm phẫu thuật cũng không nên dùng nghệ.

Cây chè dây

Chè dây có chứa các hợp chất như flavonoid, tanin, glucose. Hoạt chất tanin là tạo nên vị đắng, hơi chát và có tác dụng làm lành vết loét trong dạ dày, giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trung hòa axid dịch vị, giảm lượng axid dư thừa tồn tại trong dạ dày, giúp nhanh lành vết loét. Cây chè dây còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP gây bệnh viêm loét dạ dày.

Cách sử dụng: Dùng 10 – 15g cây chè dây khô. Cho phần này vào ấm nước sôi và bỏ đi lần nước đầu để loại bỏ các bụi bẩn dính trên dược liệu. Pha tiếp với 150ml nước sôi vào ấm chè và ủ trong khoảng 15 phút. Sau đó gạn lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Có thể uống ngay khi nước còn ấm hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh uống dần. Người bệnh nên sử dụng liên tục ít nhất 1 tháng để đạt được hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc thảo dược chữa bệnh viêm loét dạ dày?

Kiên trì sử dụng liên tục trong thời gian dài, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen sinh hoạt lành mạnh hằng ngày để cải thiện tình trạng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Không nên lạm dụng nước uống từ các cây thuốc thảo dược.

Nên ưu tiên chọn các loại thảo dược đã được nghiên cứu chứng minh về hiệu quả, độ an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh.

Thuốc thảo dược chỉ là giải pháp giúp hỗ trợ điều trị viêm phổi không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi sử dụng các thuốc thảo dược.

Đi tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng bệnh viêm loét dạ dày, không chủ quan ngay cả khi bệnh được cải thiện.

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng các thảo dược hỗ trợ chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

x

Check Also

Quả bồ hòn có khả năng trong trị bệnh không?

Quả bồ hòn không chỉ được biết đến như một chất tẩy rửa mà còn ...

Trình dược viên