Các món ăn chế biến từ thảo dược có tác dụng ngăn ngừa bệnh cúm - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Bài thuốc » Các món ăn chế biến từ thảo dược có tác dụng ngăn ngừa bệnh cúm

Các món ăn chế biến từ thảo dược có tác dụng ngăn ngừa bệnh cúm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Theo y học cổ truyền, bệnh cúm được cho là do tác nhân bên ngoài xâm nhập khi chính khí suy giảm. Do đó, việc phòng bệnh chủ yếu dựa vào các biện pháp tăng cường chính khí và duy trì sự cân bằng âm dương trong cơ thể.

<center><em>Nguyên liệu làm canh gừng, hành, tỏi phòng ngừa bệnh cúm.</em></center>

Nguyên liệu làm canh gừng, hành, tỏi phòng ngừa bệnh cúm.

1. Các món ăn bài thuốc hỗ trợ phòng cúm

Một số món ăn từ thảo dược, dễ chế biến tại nhà, là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh cúm. Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược chia sẻ gồm:

Trong y học cổ truyền, một số món ăn có tác dụng phát tán phong tà, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, bao gồm:

Cháo hành, tía tô

– Nguyên liệu: 50g gạo tẻ, 10g lá tía tô, 10g hành lá, 5g gừng tươi.

– Công dụng: Giúp toát mồ hôi, giải cảm, giảm nghẹt mũi.

– Cách làm:

  • Vo sạch gạo, cho vào nồi cùng 500ml nước, nấu đến khi cháo nhừ.
  • Gừng cạo vỏ, thái sợi hoặc giã nhỏ; hành lá, tía tô rửa sạch, thái nhỏ. Khi cháo chín, cho gừng vào khuấy đều.
  • Tắt bếp, thêm hành lá và tía tô, đậy nắp khoảng 3 phút để giữ hương thơm.
  • Ăn khi còn ấm để hỗ trợ giải cảm hiệu quả.

Canh gừng, hành, tỏi

– Nguyên liệu: 10g gừng tươi, 5g hành củ, 5g tỏi.

– Công dụng: Làm ấm phế, tăng cường đề kháng, kháng virus.

– Cách làm:

  • Gừng cạo vỏ, thái lát; hành, tỏi bóc vỏ, đập dập.
  • Đun sôi 300ml nước, cho các nguyên liệu vào nấu 5 – 7 phút.
  • Khi nước sôi, tắt bếp, để nguội bớt rồi uống khi còn ấm.
<center><em>Gà ác nấu với táo đỏ, kỷ tử bổ phế, phòng ngừa bệnh cúm.</em></center>

Gà ác nấu với táo đỏ, kỷ tử bổ phế, phòng ngừa bệnh cúm

Súp gà bổ phế

– Nguyên liệu: Gà ác 100g, hoài sơn 20g, kỳ tử 10g, táo đỏ 5 quả.

– Công dụng: Bổ khí huyết, tăng cường sức đề kháng.

– Cách làm:

  • Gà ác làm sạch, chặt miếng nhỏ; ngâm hoài sơn, kỷ tử, táo đỏ trong nước ấm khoảng 10 phút để mềm.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ khoảng 500ml nước, đun lửa nhỏ trong 1 – 1,5 giờ.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, có thể thêm một chút gừng để tăng hương vị.
<center><em>Nước trà gừng, mật ong giữ ấm phòng ngừa bệnh cúm.</em></center>

Nước trà gừng, mật ong giữ ấm phòng ngừa bệnh cúm.

Trà gừng mật ong

– Nguyên liệu: 5g gừng tươi, 10ml mật ong.

– Công dụng: Hỗ trợ giảm ho, giữ ấm cơ thể, kháng khuẩn.

– Cách thực hiện:

  • Gừng rửa sạch, thái lát hoặc giã nhuyễn.
  • Đun gừng với 200ml nước trong khoảng 5 phút, sau đó để nguội bớt. Khi nước còn ấm (~50°C), thêm mật ong vào và khuấy đều.
  • Uống khi còn ấm để tăng hiệu quả giữ ấm, giảm ho và hỗ trợ kháng khuẩn.

2. Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch khi mắc cúm

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Cam, chanh, bưởi, ổi, kiwi… giúp nâng cao sức đề kháng.

Nhóm thực phẩm giàu kẽm: Hải sản, hạt điều, đậu xanh… hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.

Các loại nấm dược liệu: Nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo… giúp bồi bổ chính khí.

Rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ: Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Ngoài ra, khi bị cúm nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm lạnh hoặc có tính hàn như kem, nước đá vì có thể gây ứ trệ, cản trở quá trình đào thải độc tố. Các món nhiều dầu mỡ, chiên rán cũng nên tránh do có thể làm tăng nhiệt độc, khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, không nên sử dụng đồ uống có cồn và caffeine vì có thể gây mất nước và làm suy yếu hệ miễn dịch.

3. Một số biện pháp hỗ trợ khác

Hãy cùng trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu thông tin sau đây:

– Xông hơi giải cảm: Sử dụng lá có tinh dầu giúp thông mũi, đào thải độc tố.

Nguyên liệu: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, lá tía tô, lá bạc hà.

Cách thực hiện: Đun sôi các nguyên liệu, trùm khăn xông trong 10 phút để thúc đẩy tiết mồ hôi và giảm nghẹt mũi.

  • Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị cúm
  • Huyệt Hợp Cốc: Giảm đau đầu, thông mũi.
  • Huyệt Phong Trì: Hỗ trợ hạ sốt, giải cảm.
  • Huyệt Dũng Tuyền: Giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Cách thực hiện: Dùng ngón tay day ấn nhẹ vào huyệt trong 1-2 phút, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

Luyện tập dưỡng sinh, thái cực quyền:

Tập khí công, thái cực quyền: Giúp lưu thông khí huyết, nâng cao thể trạng.

Các bài tập nhẹ nhàng: Đi bộ, tập yoga giúp điều hòa khí huyết, tăng sức đề kháng.

x

Check Also

Sử dụng đậu rồng trong việc điều trị bệnh?

Đậu rồng không chỉ là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn được ...

Trình dược viên