Trong Đông y khế rừng được xem là một cây thuốc quý được các bác sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu dụng.
- Trình Dược viên mách bạn công dụng chữa bệnh của Nghệ tươi
- Bật mí công dụng chữa bệnh từ Dưa leo
- Công dụng chữa bệnh của gừng không phải ai cũng biết
Khám phá công dụng chữa bệnh thần kỳ từ cây Khế rừng
Sơ lược thông tin, đặc điểm về cây khế rừng
Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết Khế rừng có tên khoa học là Rourea microphylla, thuộc họ khế rừng Connaraceae, còn được gọi với tên khác là dây quai xanh hay cây cháy nhà. Khế rừng là dạng cây bui, thân cứng, màu nâu xám thường mọc hoang ở các khu rừng nước ta. Sở dĩ có tên khế rừng là vị là của cây khá giống với cây khế, Lá chét lông chim lẻ gồm 5-6 đôi la chét nhỏ, mặt trên bóng , lá non màu hồng đỏ rất đẹp, trông xa như đám cháy do đó có tên là cháy nhà. Hoa màu trắng, 5 cánh, 10 nhị, 5 lá noãn, quả nhỏ, cong, mùa quả các tháng 6-8.
Một số bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây khế rừng
Khế rừng là loại cây mọc hoang phân bố ở các khu rừng
- Phụ nữ sau khi sinh nở, kém ăn: Thân khế rừng 10 g, nước 200 ml. Đun sôi giữ sôi trong nửa giờ, chia làm ba lần uống trong ngày.
- Trị tiểu tiện khó khăn, nước tiểu vàng: Lá khế rừng 20 g sao thơm, thêm nước vào đun sôi, chia làm ba lần uống trong ngày.
- Điều trị vết thương chảy máu: Lá khế rừng rửa sạch, giã nát, đắp lên nơi đau.
Ngoài ra các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho chia sẻ rằng Khế rừng được dùng theo kinh nghiệm dân gian làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, đái rắt, còn dùng chữa đi nước tiểu vàng, đỏ, mụn nhọt.