Công dụng chữa bệnh của gừng không phải ai cũng biết
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Công dụng chữa bệnh của gừng không phải ai cũng biết

Công dụng chữa bệnh của gừng không phải ai cũng biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Gừng được dùng làm gia vị trong các món ăn hoặc vị thuốc chữa bệnh, tuy nhiên sử dụng gừng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất là điều không phải ai cũng biết.

Công dụng chữa bệnh của gừng không phải ai cũng biết

Công dụng chữa bệnh của gừng không phải ai cũng biết

Nói về củ Gừng, các giảng viên Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền cho biết đây là một loại cây một năm, thân thảo, cây có thể cao 0,5 -1m. Thân ngầm phình to chứa dưỡng chất gọi là củ, xung quanh có các rễ tơ; củ và rễ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt (sâu 0 -15 cm). Lá mọc cách, không cuống, phiến lá hình mác to, mặt lá nhẵn bóng, màu xanh đậm dài 15 – 20 cm, rộng 2-2,5 cm, chỉ có bẹ mà không có cuống, mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ che phủ của tán lá thấp. Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc ra từ gốc, dài 15 -20 cm; hoa màu vàng xanh dài tới 5 cm, rộng 2 -3 cm, có 3 cánh hoa dài khoảng 2 cm, mép cánh hoa và nhị hoa có màu tím. Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột. Cây gừng được trồng khắp nơi chủ yếu làm gia vị và làm thuốc.

Tác dụng chữa bệnh của gừng

Theo các giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược Cần Thơ, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng phát biểu, tán hà, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Tùy theo hình thức sử dụng, cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Do đó được dùng chữa các chứng bệnh: đau bụng do lạnh, bụng đầy trướng, ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, mạch yếu, hen suyễn, cảm lạnh… và dùng làm gia vị.

Tác dụng chữa bệnh của gừng

Tác dụng chữa bệnh của gừng

Ngoài ra, các Trình Dược viên cho rằng, gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng còn được cho là mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe trong những trường hợp như:

  • Tinh dầu gừng có thể pha trộn với nhiều loại dầu khác như chanh, gỗ tuyết tùng, vôi, bạch đàn, nhũ hương, phong lữ, hương thảo, gỗ đàn hương, hoắc hương, cây sim, cam bergamot, gỗ hồng, dầu hoa cam, cam và cây ylang-ylang.
  • Với dạ dày, củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn. Gừng được coi là vị thuốc đông dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền.

Ngoài ra, với phụ nữ, gừng được coi là phương thuốc tự nhiên tốt nhất để đốt cháy chất béo, giải độc cơ thể, việc kết hợp uống nước gừng tươi, luyện tập khoa học và một chế độ ăn kiêng hợp lý sẽ giúp nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon thả. Bên cạnh đó, gừng rất giàu các chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường lưu thông máu và giảm bớt độc tố, đồng thời chống lại các dấu hiệu da xỉn màu, vết nhăn, giữ da tươi trẻ.uống nước gừng hàng ngày cũng giúp làn da trở nên hồng hào hơn, lưu thông khí huyết và hạn chế giảm huyết áp. Nước gừng còn rất tốt với phụ nữ thường xuyên bị đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt, giảm cơn đau nhanh nhất. Phụ nữ uống nước gừng giúp giảm nếp nhăn, lo âu, căng thẳng, đau nhức, thậm chí ngăn chặn sự phát triển ung thư…

Những lưu ý khi sử dụng gừng chữa bệnh

Những lưu ý khi sử dụng gừng chữa bệnh

Những lưu ý khi sử dụng gừng chữa bệnh

Các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội khuyến cáo tinh dầu gừng có tác dụng rất mạnh nên cần cẩn thận tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên gia trước khi sử dụng. Những trường hợp sau tuyệt đối không sử dụng gừng:

  • Trường hợp bị ho ra máu, băng huyết, chảy máu cam, trĩ chảy máu,…thì không nên dùng gừng.
  • Người cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét thì không được dùng.
  • Người bệnh tiểu đường, tim mạch, phụ nữ mang thai không dùng nhiều gừng và kéo dài.

Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Lợi ích sức khỏe của việc sử dụng Kha tử trong điều trị viêm họng

Viêm họng mạn không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong ...

Trình dược viên