Khi mang thai có thể dùng những loại thuốc nào?
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Khi mang thai có thể dùng những loại thuốc nào?

Khi mang thai có thể dùng những loại thuốc nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Các loại thuốc trong thai kỳ đều cần được sử dụng theo đúng chỉ định của các bác sĩ hoặc dược sĩ. Vậy có những loại thuốc nào được dùng khi mang thai?

Thuốc giảm đau hoặc trị đau đầu

Theo dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn Acetaminophen là thuốc được lựa chọn sử dụng để giảm đau đầu khi mang thai. Thuốc này đang được dùng khá phổ biến với rất ít tác dụng phụ được ghi nhận. Mặt khác, aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) nên tránh sử dụng trong thai kỳ. NSAID bao gồm các hoạt chất như: ibuprofen, ketoprofen, naproxen, . . .

Nếu cơn đau của sản phụ là đặc biệt nghiêm trọng (ví dụ, đau sau khi làm phẫu thuật), bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một liệu trình giảm đau ngắn hạn với nhóm thuốc opioid. Nếu dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, các thuốc này có thể không ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, sử dụng thuốc opioid khi mang thai có nguy cơ dẫn đến hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh (NAS).

Thuốc cảm cúm

Cho đến nay, các thuốc cảm cúm vẫn chưa được nghiên cứu kỹ để có thể sử dụng một cách an toàn trong thai kỳ. Một số nhà nghiên cứu khuyến khích thai phụ nên cố gắng đợi đến sau tuần thai thứ 12 mới sử dụng thuốc điều trị cảm cúm để có thể giảm thiểu mọi rủi ro tiềm ẩn cho em bé trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Các thuốc chữa cảm cúm được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai, bao gồm: một số loại siro ho; dextromethorphan và dextromethorphan-guaifenesin dạng siro; thuốc long đờm (đối với ho vào ban ngày); thuốc trị ho về đêm; acetaminophen để giảm đau và hạ sốt.

Đối với tình trạng cảm cúm thông thường, bệnh nhân nên điều trị tại nhà trước khi nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc bằng những cách sau đây: Tập trung nghỉ ngơi; Uống đủ nước hàng ngày để chống mất nước; Súc miệng bằng nước muối để giảm đau họng; Sử dụng nước muối nhỏ mũi để chống nghẹt mũi; Làm ẩm không khí trong phòng; Dùng tinh dầu bạc hà bôi lên ngực để làm dịu cơn đau ngực; Dùng miếng dán thông mũi để mở thông đường thở; Sử dụng kẹo hoặc viên ngậm trị ho.

Thuốc chống ợ nóng và trào ngược dạ dày

Trình dược viên cho biết các thuốc kháng axit chống trào ngược dạ dày không kê đơn thường an toàn cho thai kỳ, bao gồm: Nhôm hydroxit và magiê hydroxit; Canxi cacbonat; Simethicone; Famotidine.

Đối với chứng ợ nóng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc chẹn kênh H2, chẳng hạn như ranitidine và cimetidine. Ngoài ra, việc thay đổi lối sống sẽ giúp giảm bớt phần nào chứng ợ nóng: mặc quần áo rộng để không gây áp lực lên vùng bụng; tránh các loại thực phẩm có nguy cơ gây ra chứng trào ngược; không nằm ngay sau khi ăn. tránh ăn uống quá no trước khi đi ngủ; ngủ cao đầu (lót gối) vào ban đêm; chia các bữa chính thành nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày.

Trong một số ít trường hợp, chứng ợ nóng có thể là dấu hiệu của hội chứng HELLP, một biến chứng nghiêm trọng trong thai kỳ.

Thuốc trị dị ứng

Dị ứng nhẹ có thể đáp ứng tốt với biện pháp thay đổi lối sống. Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc khi mang thai, nhóm kháng histamine đường uống sau đây được coi là an toàn: Diphenhydramine; Chlorpheniramine; Loratadine; Cetirizine.

Nếu tình trạng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân dùng thuốc xịt có chứa corticosteroid với liều thấp, phối hợp cùng thuốc kháng histamine đường uống, bao gồm: Budesonide; Fluticasone; Mometasone.

Ngoài ra, thai phụ có thể chủ động tránh các tác nhân gây dị ứng bằng cách: hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, bụi bặm, lông thú nuôi; thường xuyên rửa sạch phấn hoa, bụi, lông thú trên da và tóc; đeo khẩu trang và khoác thêm áo dài tay khi phải ra ngoài trời, hạn chế thực hiện các công việc dễ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, như cắt cỏ, dọn phòng bụi bặm; rửa mũi bằng nước muối.

Thuốc trị táo bón

Chất làm mềm phân được xem là an toàn trong thai kỳ và trị táo bón hiệu quả. Thuốc nhuận tràng cũng có thể sử dụng cho thai phụ, nhưng nên có sự tham vấn từ bác sĩ điều trị. Để điều trị táo bón, phụ nữ mang thai có thể áp dụng những cách sau đây:

Uống nhiều nước: Nước ép mận là một ví dụ phù hợp cho thai phụ; Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho cơ sàn chậu; Bổ sung nhiều chất xơ (có nhiều trong trái cây, rau quả, các loại đậu và ngũ cốc); 6. Thuốc chống buồn nôn và ói mửa

Ốm nghén là triệu chứng thường gặp trong ba tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc khi mang thai để chống nôn không phải lúc nào cũng cần thiết. Theo đó, thai phụ nên áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, như chia nhỏ bữa ăn hoặc uống nước ép gừng để làm ấm bụng.

Các dược phẩm sau đây được xem là an toàn để chống nôn ói trong thai kỳ: Vitamin B6; Doxylamine succinate; Dimenhydrinate.

Đối với triệu chứng buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa các thuốc: Doxylamine succinate – pyridoxine hydrochloride; Ondansetron.

Thuốc trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường xuất hiện trong thai kỳ do các mạch máu bị sưng hoặc sản phụ bị táo bón lâu ngày. Các lựa chọn dùng thuốc khi mang thai để điều trị bệnh trĩ, bao gồm: miếng dán làm lạnh hoặc miếng dán có chứa witch hazel (chiết xuất từ loài Hamamelis virginiana); viên nhét trị trĩ Preparation H®; Anusol.

Một số phương pháp sau đây có thể làm giảm triệu chứng: ngâm búi trĩ với nước ấm; tránh ngồi nhiều. nên đứng hoặc nằm nghiêng nếu có thể; hãy thử lót một chiếc đệm hoặc gối trị trĩ khi ngồi; điều trị táo bón, bằng cách sử dụng thuốc làm mềm phân, uống nhiều nước, tập thể dục nhiều hơn và ăn nhiều chất xơ.

Điều trị nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men là tình trạng xảy ra khá phổ biến đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác trước khi tự điều trị tại nhà. Các thuốc sử dụng khi mang thai để điều trị nhiễm trùng nấm men bao gồm: Miconazole; Clotrimazole; Butoconazole.

Các biện pháp điều trị tại nhà và dược chất từ thiên nhiên không được khuyến cáo cho nhiễm trùng nấm men trong thai kỳ.

Thuốc trị phát ban da, vết cắt và vết trầy xước

Phát ban và ngứa da khi mang thai có thể được điều trị bằng kem chứa hydrocortisone (không kê đơn). Tuy nhiên, nếu gặp phải các triệu chứng như sẩn ngứa, nổi mề đay, thai phụ nên thăm khám bác sĩ để được kê đơn sử dụng thuốc phù hợp. Đối với vết cắt và vết trầy xước, sản phụ cần làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước, sau đó có thể bôi thuốc mỡ chứa kháng sinh loại không kê đơn để tránh nhiễm khuẩn.

Thuốc an thần và thuốc ngủ

Mất ngủ là tình trạng rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Các loại thuốc điều trị mất ngủ an toàn cho thai kỳ là những thuốc thuộc nhóm diphenhydramine (ví dụ, Sominex và Nytol). Doxylamine succinate cũng là một lựa chọn thích hợp.

Nếu việc sử dụng thuốc không kê đơn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc các thuốc sau đây: Thuốc chống trầm cảm ba vòng có tác dụng an thần; Các thuốc thuộc nhóm benzodiazepin.

Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết các thuốc trong nhóm benzodiazepin có nguy cơ gây ra dị tật sứt môi và hở hàm ếch. Sử dụng thuốc khi mang thai những tháng cuối có thể làm giảm tỷ lệ xảy ra dị tật này.

x

Check Also

Định nghĩa và triệu chứng của Virus Herpes Simplex

Virus Herpes gây ra các triệu chứng như nổi mụn rộp, mụn nước tại các ...

Trình dược viên