Rau má là một loại thực vật rất dễ trồng và rất dễ tìm thấy ở xung quanh chúng ta, nhưng không phải ai cũng biết những công dụng tuyệt vời mà cây rau má mang lại.
- Elevit nên uống vào thời điểm nào thì tốt nhất?
- Uống thuốc bổ gan Boganic nhiều có tốt không?
- Trình Dược Viên tư vấn những sai lầm khi dùng vitamin C
Lợi ích chữ bệnh không ngờ từ cây rau má
Dưới đây, các Trình Dược viên sẽ mách bạn làm thế nào để sử dụng rau má như một loại thuốc tân dược hay dược mỹ phẩm một cách hiệu quả.
Tìm hiểu cây rau má
Từ lâu rau má đã được biết đến là một món rau có thể ăn hàng ngày, ngoài bổ dưỡng thì rau má còn được người dân sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Theo các giảng viên giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TP.HCM thì rau má còn có tên khoa học là Centella asiatica (L.), là một loại thảo dược lâu năm, mọc lan trên mặt đất có lá tròn hình quạt, phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt, có hoa mọc ở kẻ lá, cánh hoa màu đỏ hoặc tía. Rau má là một loại rau dại, ăn được, thường mọc ở những nơi ẩm ướt thuộc vùng nhiệt đới. Rau má là một loại thuốc quý, có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc…giúp lưu thông máu, hạ huyết áp, có tác dụng lợi tiểu.. Ngoài ra rau má còn chữa được nhiều chứng bệnh như hạ sốt, táo bón, mụn nhọt, rôm sảy,…
Tìm hiểu cây rau má
Tác dụng chữa bệnh của cây rau má
Sử dụng rau má có thể chữa được các chứng bệnh như suy nhược thần kinh, say nắng, suy giảm trí nhớ, thị lực, trẻ bị đau bụng, tiêu chảy…mà không cần phải sử dụng đến thuốc tân dược đắt tiền. Trong rau má có chứa chất triterpenoids có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng. đồng thời tăng cường khả năng chống oxy tại vết thương. Giúp kích thích tế bào da nhanh chóng hồi phục và cung cấp máu cho vị trí bị thương.
Theo kinh nghiệm của các bạn sinh viên Cao đẳng Dược TP.HCM thì rau má còn có tác dụng trong việc giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Đối với những người thừa cân (béo phì), xơ vữa động mạch máu nếu ăn rau má lâu dài sẽ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu và do đó làm cho các mạch máu mềm mại trở lại, hạn chế được những tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.
Công dụng làm đẹp của cây rau má
Ngoài tác dụng chữa bệnh thì rau má còn có tác dụng chăm sóc da rất hiệu quả. Rau má chứa nhiều Vitamin A, C giúp thanh lọc và làm mát cơ thể, các hoạt chất Saponin và Triterpenoids, beta coroten, cùng nhiều khoáng chất khác có tác dụng chống oxy hóa cho da,ức chế sự hình thành của các hắc sắc tố dưới da, kích thích tái tạo tế bào da mới giúp da luôn trắng mịn, tươi trẻ. Nước rau má có tác dụng thanh lọc cơ thể, uống ngày 2 lần chung với sữa bò tươi còn có tác dụng chữa được chứng đau bụng kinh. Bên cạnh đó còn giúp phụ nữ trẻ lâu, da dẻ hồng hào, lưu thông khí huyết, phòng tránh được nhiều bệnh. Ngoài ra, bạn còn có thể biến chế nước rau má thành sinh tố để uống. “Mình đã sử dụng rau má để làm đẹp và thấy hiệu quả rất cao, an toàn nữa…” – Lan Anh (sinh viên Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Cần Thơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ.
Công dụng làm đẹp của cây rau má
Với người không uống được nước rau má thì các Trình Dược viên mách bạn có thể sử dụng rau má để làm đẹp bằng cách đắp mặt nạ bằng rau má, giúp xẹp, giảm sưng tấy. Bả rau má cũng giúp trị vết thâm và loại bỏ sẹo mang lại hiệu quả cao.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây rau má
Bên cạnh những thuận lợi thì việc lạm dụng rau má cũng có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng như: ảnh hưởng đến tiêu hóa, làm tăng cholessterol và lượng đường trong máu, giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai,…
Các Trình Dược viên khuyên dùng 1 ngày 1 cốc nước rau má, tương đương <40g rau má và không dùng quá 1 tháng. Bên cạnh đó cũng khuyến cáo người dùng không nên sử dụng liên tục rau má trong 6 tuần, những người đang mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương về da, người mắc bệnh ung thư, phụ nữ mang thai, … thì không nên dùng.
Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn