Người bệnh tuyến giáp nên ăn uống như thế nào?
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Người bệnh tuyến giáp nên ăn uống như thế nào?

Người bệnh tuyến giáp nên ăn uống như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm và người bệnh có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy người bệnh tuyến giáp nên ăn uống gì để khỏi bệnh?

Người bệnh tuyến giáp nên ăn uống như thế nào?

Người bệnh tuyến giáp nên ăn uống như thế nào?

Các chuyên gia y tế cho biết, Bệnh tuyến giáp, đặc biệt ung thư tuyến giáp để điều trị phải trải qua nhiều giai đoạn sau bước sàng lọc chẩn đoán bệnh như: Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn các tế bào bất thường của tuyến giáp, và tiếp tục được đánh giá và có thể phải tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131 để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại.

Để người bệnh quay trở lại được với cuộc sống bình thường cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời áp dụng chế độ ăn uống phù hợp trong từng giai đoạn điều trị bệnh.

Giai đoạn sau mổ, cắt bỏ tuyến giáp người bệnh nên ăn uống gì?

Theo Kiến thức Y Dược, người bệnh tuyến giáp sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để phục hồi sức khỏe và vết mổ nhanh lành. Nên ăn các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa… ngoài ra người bệnh nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi giúp ngăn ngừa nguy cơ hạ canxi trong máu hay gặp ở người sau phẫu thuật tuyến giáp.

Người bệnh nên bổ sung các dưỡng chất giúp hỗ trợ “kích hoạt” hormone tuyến giáp như i-ốt, selen, magie để đảm bảo chức năng hoạt động tuyến giáp, phòng nguy cơ suy giáp.

Những ngày đầu sau mổ tuyến giáp, người bệnh thường chỉ có thể ăn thức ăn lỏng do khó nuốt, do vậy sữa là thực phẩm được nhiều người lựa chọn nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Nên ăn gì sau phẫu thuật tuyến giáp cần có sự tư vấn của bác sĩ

Nên ăn gì sau phẫu thuật tuyến giáp cần có sự tư vấn của bác sĩ

Giai đoạn điều trị i-ốt phóng xạ I-131 người bệnh nên ăn gì?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, để đáp ứng tốt giai đoạn tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại, bệnh nhân cần thực hiện một chế độ ăn đặc biệt là giảm i-ốt về mức tối thiểu dưới mức 50mcg/ngày trong khoảng 2 tuần trước tiếp nhận i-ốt phóng xạ.

Giai đoạn này người bệnh cần được bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn và tư vấn kỹ lưỡng nên chọn loại thực phẩm nào chứa hàm lượng i ốt thấp nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe trải qua giai đoạn điều trị bệnh. Một số loại thực phẩm chứa i ốt thấp được các chuyên gia y tế khuyên dùng như: khoai tây, thịt nạc, muối không bổ sung i ốt, dầu ô liu, ngũ cốc, chè cà phê nguyên chất, nước hoa quả, mật ong, gia vị không có i ốt, sữa tách i ốt…

Những thực phẩm nhiều i ốt cần hạn chế sử dụng trong giai đoạn điều trị này gồm: cá, hải sản, rong biển, rau họ cải, bánh ngọt và bánh quy làm từ trứng và sữa chưa được tách i-ốt, socola, đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn.

Ngoài ra bệnh nhân tuyến giáp cũng nên hạn chế các thực phẩm chứa goitrogen và gluten gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp có trong các thực phẩm: đậu nành, bông cải xanh, rau bina, súp lơ, lúa mạch. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, khi nấu chín các thực phẩm này cũng có thể làm bất hoạt một phần tác động của các hợp chất này.

Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn tổng hợp.

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên