Nguyên nhân chính và cách điều trị bệnh ung thư dạ dày - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Thuốc khác » Nguyên nhân chính và cách điều trị bệnh ung thư dạ dày

Nguyên nhân chính và cách điều trị bệnh ung thư dạ dày

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Ung thư dạ dày là một căn bệnh rất phổ biến và có nguy cơ tử vong cao nhất trên thế giới hiện nay. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh ung thư dạ dày là gì?

Tìm hiểu về bệnh ung thư dạ dày

Theo như lời chia sẻ của các Dược sĩ tại Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ ung thư dạ dày chính là những tế bào của dạ dày phát triển mất kiểm soát, tạo thành những khối u tại dạ dày, có thể lan ra xung quanh và những cơ quan xa hơn (bị di căn).

Bệnh ung thư dạ dày được xem là một trong những bệnh lý ung thư phổ biến nhất trên Thế giới, tỷ lệ mắc đứng thứ 3 đối với nam giới, đứng thứ 4 ở nữ giới. Tỷ lệ mắc bệnh chuẩn theo độ tuổi của nam giới sẽ gấp 2 lần so với nữ giới.

Bệnh lý này có liên quan đến vi khuẩn HP, chế độ ăn uống và những yếu tố địa lý cũng như môi trường. Bệnh ký này thường diễn ra âm thầm ở giai đoạn sớm nên người bệnh thường phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối, do đó tỷ lệ tử vong rất cao.

Những nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày

Nguyên nhân cơ bản nhất gây nên căn bệnh ung thư dạ dày bao gồm:

Nguyên nhân gây nên bệnh lý này có liên quan đến những tổn thương tiền ung thư, những yếu tố nội sinh, yếu tố môi trường, yếu tố di truyền.

Vi khuẩn HP: đây cũng là nguyên nhân có khả năng gây nên căn bệnh ung thư dạ dày. HP sẽ dần dần làm teo đét niêm mạch dạ dày mãn tính và gây ra những tổn thương tiền ung thư.

Những tổn thương tiền ung thư: tình trạng viêm dạ dày mãn tính kéo dài, trường hợp không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng bị viêm teo mãn tính niêm mạch dạ dày. Tiếp đến những biến đổi dị sản của tế bào, những biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng. Tình trạng loạn sản sẽ kéo dài, kết quả cuối cùng sẽ gây nên bệnh ung thư dạ dày.

Thói quen sinh hoạt: ăn nhiều những thức ăn có chứa Nitrate như: rau dưa muối, thịt cá ướp muối, thịt hun khói, thịt nướng,… sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư dạ dày.

Người bị béo phì: tình trạng béo phì sẽ dễ mắc phải nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày hơn so với người bình thường.

Tình trạng kinh tế – xã hội: đối tượng có nền kinh tế ở mức thấp sẽ có tỷ lệ người mắc căn bệnh ung thư dạ dày vùng thân vị cao gấp 2 lần. Còn đối với những người có nền kinh tế cao thì tỷ lệ mắc căn bệnh ung thư dạ dày vùng tâm bị cao hơn.

Yếu tố di truyền: căn bệnh ung thư dạ dày có liên quan đến một số hội chứng di truyền như: bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa Polyp, đa Polyp tuyến,… Tình trạng đột biến gen CDH1 cũng đã được minh chứng có liên quan đến bệnh lý này. CDH1 chính là gen ức chế tế bào dạ dày phát triển, trong tình trạng đột biến sẽ làm mất đi khả năng kiểm soát và dẫn đến tình trạng mắc bệnh ung thư dạ dày.

Nhóm máu: thông thường những người thuộc nhóm máu A thường mắc phải bệnh ung thư dạ dày hơn so với các nhóm máu khác.

Những bệnh nhân có tiểu sử về phẫu thuật dạ dày: nếu như bệnh nhân đã từng tiến hành làm phẫu thuật dạ dày, khi đó sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao nhất sau tầm khoảng 15 – 20 năm.

Bệnh ung thư dạ dày thường gặp nhất ở những người có độ tuổi trên 50. Tuy nhiên bệnh đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa khi phần lớn những người trẻ tuổi có những thói quen xấu làm tổn hại tới sức khỏe của dạ dày như hút thuốc lá, ăn mặn, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích….

Biểu hiện thường thấy của bệnh ung thư dạ dày

Người bị ung thư dạ dày thường có những biểu hiện nhận biết như:

Ợ hơi: tình trạng ợ hơi thường gặp sau khi ăn no, uống các loại nước có gas hoặc ăn đồ cay nhưng sẽ nhanh chóng mất đi sau đó. Trong trường hợp tình trạng này diễn ra liên tục thì đây chính là triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Đau bụng: tình trạng đau bụng dai dẳng tại vùng thượng vị. Trong thời gian đầu cơn đau có thể sẽ giảm sau khi ăn, sau đó cơn đau sẽ liên tục hơn.

Cảm giác buồn nôn và nôn mửa: triệu chứng nôn, buồn nôn kèm theo tình trạng chán ăn, ợ chua cũng là những triệu chứng cơ bản nhất của căn bệnh ung thư dạ dày.

Gầy sút cân: chán ăn, không có cảm giác thèm ăn sẽ dẫn đến tình trạng sụt cân, hoặc giảm cân không rõ về nguyên nhân.

Nuốt nghẹn: khối u gần tâm vị, hoặc đoạn nối tâm vị – thực quản sẽ có thể gây nên tình trạng nuốt nghẹn.

Nôn hoặc đi ngoài phân đen: tình trạng bệnh ung thư dạ dày có thể sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa dẫn đến tình trạng nôn máu, đi ngoài phân đen,…

Hướng điều trị bệnh ung thư dạ dày như thế nào?

Phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày dứt điểm chính là phẫu thuật cắt bỏ dạ dày. Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ tế bào ung thư bằng cách tiến hành cắt bỏ đi một phần dạ dày, hoặc cũng có thể bỏ toàn bộ phần dạ dày cũng tuyến bạch huyết gần đó.

Trong trường hợp tiền ung thư, các bác sĩ sẽ tiến hành làm hóa trị/ xạ trị. Nhưng cách này sẽ chỉ sẽ cải thiện triệu chứng đồng thời kéo dài thêm thời gian sống, chứ không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh.

Ngoài ra để có thể phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ung thư dạ dày, người bệnh cần phải tuân thủ một số vấn đề được kênh tin tức Y dược khuyến cáo như:

Hãy bỏ thói quen hút thuốc lá.

Tuân thủ theo đúng những chỉ định, hướng dẫn của các bác sĩ.

Hãy hạn chế ăn muối, những thực phẩm xông khói.

Ăn nhiều loại trái cây và chất xơ.

Không được uống bia/ rượu hoặc những đồ uống có chứa cồn.

Thăm khám, nội soi định kỳ để được theo dõi diễn biến của bệnh ung thư dạ dày.

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và hướng điều trị bệnh ung thư dạ dày, hi vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp mọi người hiểu hơn và biết cách phòng tránh căn bệnh ung thư dạ dày.

x

Check Also

Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Fenofibrat một cách hiệu quả

Fenofibrat được sử dụng để hạ lipid mở, nhưng để điều trị hiệu quả thì ...

Trình dược viên