Bác sĩ nội trú là một chương trình đào tạo đặc biệt dành riêng cho các Bác sĩ mới ra trường. Vậy những chính sách mới dành cho bác sĩ nội trú là gì?
- Các loại kem trị sẹo tốt nhất hiện nay
- Tiết lộ cách làm đẹp da mặt bằng mật ong cực đơn giản
- Khẩn cấp: 10 biện pháp phòng tránh dịch cúm A/ H1N1
Những chính sách mới dành cho bác sĩ nội trú
Thi vào Bác sĩ nội trú khó khăn hơn rất nhiều so với Cao học và Chuyên Khoa 1, chỉ có các sinh viên Y khoa chính quy mới được dự thi Bác sĩ nội trú và cơ hội thực hiện nó chỉ duy nhất 1 lần. Hiện nay, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 3 năm các Bác sĩ nội trú sẽ được cấp 3 bằng: Bằng bằng Thạc sĩ Y khoa, Bác sĩ chuyên khoa I, và bằng Bác sĩ nội trú.
Chương trình học Bác sĩ nội trú rất vất vả, các Bác sĩ nội trú phải ở trong bệnh viện 24/24 vì mục tiêu là trở thành người bác sĩ giỏi cả về chuyên môn lẫn kỹ năng thực hành.
Bác sĩ nội trú cần được Chính phủ có những chính sách hỗ trợ hợp lý hơn?
Theo thông tin mà tin tức Y Dược cập nhật được tại buổi lễ Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết hiện nay có nhiều cơ chế, chính sách đối với Bác sĩ nội trú còn bất cập cần được tháo gỡ. Như khi ra trường, lương khởi điểm của Bác sĩ nội trú không khác gì một người học Đại học 4 năm, mặc dù thời gian học gấp ba lần trường Đại học khác.
Đáng chú ý, 13 năm nay Bác sĩ nội trú (BSNT) không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là Thạc sĩ, mặc dù so với đào tạo cao học, thi tuyển đầu vào Bs.Nội trú khó hơn. Bên cạnh đó, thời gian học bác sĩ nội trú cũng lâu hơn, chi phí đào tạo tốn kém hơn… Khi học tiếp lên nghiên cứu sinh thì chỉ được tính đầu vào như bằng Đại học.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết thời gian tới Bộ Y tế sẽ đề xuất Chính phủ có những chính sách hợp lý hơn với nhóm các BSNT như thay đổi về cách tính lương khởi điểm, chế độ bảo hiểm, các chế độ ưu đãi khác…
Đồng thời tăng cường đào tạo cả về chỉ tiêu bác sĩ nội trú cũng như quy trình, chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong công tác bảo vệ sức khỏe con người.
Giáo sư Hồ Đắc Di là người Việt Nam đầu tiên đỗ Bác sĩ Nội trú tại Pháp
Giáo sư Hồ Đắc Di là người Việt Nam đầu tiên đỗ Bác sĩ Nội trú tại Pháp
Năm 1802, cuộc thi Bác sĩ nội trú đầu tiên trên thế giới được tổ chức tại Paris (Pháp), được coi là khai sinh ra hệ Đào tạo Bác sĩ Nội trú các bệnh viện trên thế giới. Gs. Hồ Đắc Di là người Việt Nam đầu tiên đỗ Bác sĩ nội trú khi ông theo học Y khoa tại Pháp (1918 – 1931). Đây là trường hợp hiếm hoi lúc bấy giờ do sự kỳ thị và cản trở của chính quyền Pháp đối với người dân ở nước thuộc địa.
PGS.Ts Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, khóa Đào tạo Bác sĩ nội trú đầu tiên của Nhà trường được tổ chức năm 1974 gồm 15 học viên thuộc 6 chuyên ngành: ngoại khoa, nội khoa, tai mũi họng, thần kinh, nhãn khoa, truyền nhiễm.
Đến thời điểm hiện tại, đã có 40 khóa Bs.Nội trú được đào tạo với tổng cộng 1.983 học viên thuộc 35 chuyên ngành lâm sàng, cận lâm sàng và Y học dự phòng. Trong số này, hàng trăm Bác sĩ nội trú có học hàm giáo sư, phó giáo sư; giữ các vị trí chủ chốt của ngành Y tế và các khoa, bộ môn thuộc các bệnh viện… và có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Nguồn: Trình Dược viên