Những điều bạn cần biết về vị thuốc đông y quế rành
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Bài thuốc » Những điều bạn cần biết về vị thuốc đông y quế rành

Những điều bạn cần biết về vị thuốc đông y quế rành

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Nói đến vỏ quế, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến miếng vỏ xù xì nâu nâu, ăn vào ngọt cay và thơm ấm. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều loài quế, Trong số đó, cây quế rành cũng là loại cung cấp vỏ làm thuốc nhưng ít người biết đến.

Bác sĩ  giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết: Cây quế rành (trèn trèn, trèn trèn trắng) có tên khoa học là Cinnamomum burmannii, là cây gỗ có thể cao đến 11 m. Thân cây thẳng bóng và có vỏ màu xám. Lá cây có hình bầu dục dài, xanh đậm cả hai mặt và không có lông.

Công dụng làm thuốc của vỏ cây quế rành

Theo kinh nghiệm dân gian thì vỏ thân của cây quế rành cho dược tính tốt hơn vỏ cành và có vị cay ngọt, tính ấm (mùi thơm của vỏ tùy nơi cây sinh sống).

Về giá trị làm thuốc, ta có thể kể đến một số công dụng phổ biến như:

  • Khư phong tán hàn.
  • Giảm đau.
  • Điều trị đau dạ dày do hư hàn.
  • Điều trị tiêu chảy, chán ăn.
  • Điều trị phong thấp, đau nhức lưng và xương khớp.

Cách dùng: Mỗi ngày, nấu lấy nước uống từ 6 – 10 g vỏ cây (hoặc lấy từ 1,5 – 3 g bột, hòa với nước uống). Bên cạnh đó, với trường hợp phong thấp đau nhức khớp mạn tính thì ta nên dùng bài thuốc kết hợp sau: 6 g vỏ quế rành và 30 g rễ cây vú bò, nấu lấy nước uống.

Dùng ngoài da: Vỏ cây còn được dùng ngoài da trong trường hợp mụn nhọt sưng lở và bầm tím sưng đau do đòn ngã (bằng cách giã nát rồi hòa với chút rượu cho ướt, thoa lên da).

Các nghiên cứu về vị thuốc đông y cây quế rành

Không chỉ được ứng dụng trong y học cổ truyền, cây quế rành còn được quan tâm nhiều trong y học hiện đại khi nó cho thấy tiềm năng làm thuốc với các hoạt tính như:

  • Hoạt tính kháng khuẩn: Quế rành có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể, giúp chống lại 5 loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thông qua thực phẩm là Bacillus cereus, Listeria monocytogenes, Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Salmonella anatum.
  • Tác dụng kiểm soát đường huyết: Quế rành có chứa hoạt chất giúp cải thiện bệnh tiểu đường và cho thấy tiềm năng quản lý các biến chứng tiểu đường của nó. Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng cho thấy chiết xuất nước từ vỏ cây quế rành có tác dụng chống oxy hóa và có tiềm năng làm thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường.
  • Tác dụng bảo vệ dạ dày: Trong quế rành có chứa hoạt chất giúp chống loét dạ dày (làm nhỏ vết loét) và bảo vệ dạ dày.
  • Tác dụng hạ sốt: Chiết xuất quế rành có tác dụng hạ sốt trên mô hình chuột thí nghiệm (trong 30 phút đầu tiên).
  • Tác dụng chống viêm: Quế rành có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm đối với tổn thương gan.

Quế rành là cây thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền. Trước khi sử dụng vị thuốc này trong hỗ trợ điều trị bệnh, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn nhé!

x

Check Also

6 loại lá cây chữa zona thần kinh và cách sử dụng chi tiết

Zona thần kinh là bệnh do virus gây ra, với triệu chứng mụn nước đỏ ...

Trình dược viên