Bệnh Lupus ban đỏ và những biến chứng bạn cần biết - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Trình dược viên » Bệnh Lupus ban đỏ và những biến chứng bạn cần biết

Bệnh Lupus ban đỏ và những biến chứng bạn cần biết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 1,33 out of 5)
Loading...

Lupus ban đỏ hệ là một bệnh tự miễn. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Theo bác sĩ Ngô Vân hiện đang công tác tại trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh Lupus ban đỏ có thể gây tổn thương hầu như toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như tim mạch, thận, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp… Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nặng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Những biến chứng do Lupus ban đỏ gây ra

Theo trình dược viên Hải Âu, bệnh nhân bị Lupus ban đỏ này nếu không được điều trị để kiểm soát bệnh thì có thể gây ra những biến chứng nặng nề như:

Biến chứng tại tim: Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh lupus ban đỏ có thể gây ra viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, bệnh kéo dài có thể gây suy tim mạn. Một số trường hợp diễn tiến tối cấp, viêm cơ tim cấp, gây suy tim cấp, bệnh nhân có thể đột ngột tử vong do trụy mạch.

Biến chứng tại phổi: Người bệnh có thể khó thở, suy hô hấp cấp do tràn dịch màng phổi, viêm phổi.

Biến chứng tại thận: Bệnh lupus ban đỏ có thể gây phá hủy cầu thận bằng các phản ứng viêm cầu thận, tiến triển đến suy thận.

Biến chứng tại hệ thần kinh: người bệnh có thể bị co giật, rối loạn tâm thần.

Biến chứng tại hệ tạo máu: Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ra tình trạng thiếu máu, xuất huyết. Bệnh nhân bị thiếu máu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ cơ quan. Đồng thời biến chứng xuất huyết sẽ khiến tình trạng thiếu máu càng nặng nề hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như bị xuất huyết trong não, chèn ép não.

Khi nào bệnh nhân cần đi khám?

Cũng theo giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn Minh Tâm chia sẻ, tùy thuộc vào cơ quan mắc bệnh mà bệnh lupus ban đỏ có những triệu chứng khác nhau, một số triệu chứng ban đầu như: mệt mỏi; đau khớp, sưng hoặc xơ cứng khớp; bị phát ban ở phần cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thường là ở vùng mặt; Hiện tượng Raynaud làm cho đầu ngón tay, ngón chân tím tái và đau đớn khi tiếp xúc với lạnh; Viêm màng phổi, gây ra cơn đau khi thở cùng thở gấp; cao huyết áp, suy thận…

Bệnh nhân cần đi khám ngay nếu phát hiện ra bị phát ban không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, đau đớn không khỏi ở bộ phận bất kỳ và cảm thấy mệt mỏi. Việc điều trị kịp thời giúp ngăn chặn những biến chứng do bệnh gây ra.

x

Check Also

Trình dược viên hướng dẫn cách dùng thuốc khi bị rối loạn tiêu hoá do ăn uống

Khi bị rối loạn tiêu hoá người bệnh thường có biểu hiện như đau bụng, ...

Trình dược viên