Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý đường tiêu hóa, bao gồm viêm dạ dày, viêm loét dạ dày-tá tràng và thậm chí là ung thư dạ dày.
- Những loại thuốc tuyệt đối không được sử dụng trong kỳ kinh nguyệt
- Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày mới nhất của Bộ Y Tế
- Nên cho trẻ ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa virus, vi khuẩn
Vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày ở trẻ nhỏ
Thông tin về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày ở trẻ
Theo như thông tin được các cán bộ Y dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết thì vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn tồn tại trong dạ dày. Vi khuẩn này có thể phá hủy niêm mạc dạ dày và tá tràng của trẻ, gây nên tình trạng viêm, đau và thậm chí loét dạ dày-tá tràng ở trẻ nhỏ
Hiện nay vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân xuất hiện vi khuẩn HP trong dạ dày của trẻ. Theo các chuyên gia cho biết thì một số nguy cơ khiến trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn HP đó là:
- Vi khuẩn có thể truyền từ người này sang người khác qua đường miệng. Do đó, tuyệt đối không nên hôn môi trẻ, kể cả là bố mẹ.
- Ăn thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc chế biến không an toàn
- Uống nước bị nhiễm vi khuẩn
- Không rửa tay sau khi đi vệ sinh
Biểu hiện của trẻ khi bị nhiễm HP
Hầu hết người nhiễm HP trong nhiều năm, kể cả người lớn và trẻ em đều không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thường bị bỏ qua. Khi triệu chứng rõ ràng xuất hiện, trẻ có thể cảm thấy đau bụng với những đặc điểm sau:
- Đau âm ỉ
- Thường xảy ra trong khoảng 2-3 giờ sau ăn
- Bắt đầu đau và hết đau trong khoảng vài ngày đến vài tuần
- Cơn đau có thể khở phát vào nửa đêm, khi trẻ đói
- Triệu chứng đau giảm hơn sau khi ăn hoặc sau khi uống thuốc trung hòa acid dịch vị
Ngoài ra, theo thống kê từ kênh kiến thức Y dược cho biết thì trẻ cũng có thể gặp những triệu chứng không đặc hiệu khác như:
- Giảm cân
- Biếng ăn
- Chướng bụng, đầy hơi
- Ợ hơi
- Tức bụng, buồn nôn, nôn
Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do vi khuẩn HP gây nên
Tình trạng viêm loét dạ dày do nhiễm HP ở trẻ có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như:
- Chảy máu dạ dày
- Thủng dạ dày
- Hẹp môn vị khiến cho thức ăn khó di chuyển từ dạ dày xuống ruột
- ung thư dạ dày
Thông tin về vi khuẩn HP gây bệnh dạ dày ở trẻ nhỏ
Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em khi nào?
Theo như các bác sĩ chuyên khoa cho biết thì nếu vi khuẩn HP tình cờ được phát hiện khi nội soi dạ dày thực quản cho trẻ mà trẻ không hề có các triệu chứng hoặc tổn thương niêm mạc thì việc sử dụng các loại thuốc tân dược để điều trị diệt vi khuẩn HP là chưa cần thiết. Bởi lúc này, vi khuẩn HP giống như một vi khuẩn cộng sinh tại đường tiêu hóa, không gây hại. Bên cạnh đó, ngay cả khi đã được điều trị, trẻ vẫn có khả năng tái nhiễm lại do trẻ chưa tự ý thức được vấn đề giữ vệ sinh khi ăn uống, sinh hoạt.
Việc điều trị diệt vi khuẩn HP ở trẻ em được khuyến cáo thực hiện trong những trường hợp sau:
- Loét dạ dày tá tràngTrẻ mắc chứng khó tiêu chức năng
- Trẻ bị ung thư dạ dày đã phẫu thuật
- Trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt
- Gia định có tiền sử ung thư dạ dày
- Trẻ bị viêm teo niêm mạc dạ dày
Hiện nay vẫn chưa có vaccin dự phòng vi khuẩn HP cho trẻ nhỏ. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ các bậc phụ huynh nên rửa tay thường xuyên cho trẻ, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; đảm bảo đồ ăn cho trẻ phải được nấu chín, đồ ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, uống nước đun sôi để nguội…
Nguồn: trinhduocvien.edu.vn