Ranitidine: Thuốc điều trị viêm loét dạ dày và những lưu ý khi sử dụng - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Ranitidine: Thuốc điều trị viêm loét dạ dày và những lưu ý khi sử dụng

Ranitidine: Thuốc điều trị viêm loét dạ dày và những lưu ý khi sử dụng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ranitidine là thuốc làm giảm tiết acid trong dạ dày, thường được dùng điều trị bệnh lý viêm loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison.

<center><em>Ranitidine là thuốc gì</em></center>

Ranitidine là thuốc gì

1. Ranitidine là thuốc gì?

DSCK1 Cô Nguyễn Hồng Diễm giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ranitidine là thuốc đối kháng với histamin ở thụ thể H2, bằng cách ức chế cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin hoặc pentagastrin.

Các thuốc đối kháng thụ thể H2 như Cimetidine, Ranitidine, Famotidine và Nizatidine đều có khả năng làm giảm 90% acid dịch vị tiết ra sau khi uống 1 liều điều trị, có tác dụng làm liền nhanh vết loét dạ dày tá tràng, ngăn chặn bệnh tái phát loét, kiểm soát tốt trong hội chứng Zollinger – Ellison và trạng thái tăng tiết dịch vị quá mức. Tuy nhiên, Ranitidine có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn Cimetidine từ 3 – 13 lần nhưng tác dụng không mong muốn (ADR) lại ít hơn.

Trong điều trị loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, thường phối hợp Ranitidine với 1 hoặc 2 thuốc kháng sinh để đat hiệu quả tốt nhất.

Ranitidine hấp thu qua dương tiêu hoá trung bình khoảng 50% và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay các thuốc kháng acid. Sau khi uống 2 – 3 giờ, thuốc đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương. Ranitidine không bị chuyển hóa nhiều ở gan và không bị tương tác với nhiều thuốc khác như Cimetidin. Ranitidine được thải trừ chủ yếu qua ống thận, thời gian bán hủy là 2 – 3 giờ, 60 – 70% liều uống và 93% liều tiêm tĩnh mạch được thải qua nước tiểu, một phần còn lại được thải qua phân. Phân tích nước tiểu trong vòng 24 giờ đầu cho thấy 35% liều uống và 70% liều tiêm tĩnh mạch thải trừ dưới dạng không đổi.

2. Các dạng thuốc và hàm lượng của Ranitidine?

Ranitidine được sản xuất trên thị trường với dạng Ranitidine hydroclorid với hàm lượng là:

  • Viên nén: 75mg, 150 mg, 300 mg.
  • Viên nang: 75mg, 150 mg, 300 mg.
  • Dung dịch uống: 75 mg/5 ml.
  • Gói bột pha dung dịch uống: 150 mg.
  • Viên sủi bọt: 150 mg, 300 mg.
  • Dung dịch tiêm: 25 mg/ml, 50 mg/2 ml, 75 mg/6 ml, 1000 mg/40 ml.

Ngày 02/10/2019, Cục Quản lý Dược đã có công văn số 16814/QLD-CL thông báo thu hồi một số thuốc chứa Ranitidine nhiễm tạp chất trong đó có các thuốc sau: Neoceptin R-150, Vesyca film coated tablet 150mg, Xanidine Tablet 150 mg, Zantac Syrup 150 mg/10 ml, Aciloc 150, Aciloc 300, Apo-Ranitidine 150 mg, Zantac Tablets, Zantac Injection, Ratylno-150, Hyzan Tablet 150 mg.

Brand name: Zantac, Zantac Tablets, Zantac tab 150mg, Zantac Effervescent Tablets, Zantac Injection.

Generic: Axotac-300, Ranitidin 300mg Domesco, Ratacid, Vintex, Ranipin 150, Ranipin 300, Haratac 150, Hazitac 300, Ranihasan 150, A.T Ranitidine inj, Raxadoni, Ranitidine Tablets USP, Reducid, Ranitidine tablets USP, Cinitidine, Umetac, Uranaltine, Rantac, Moktin Injection, Aciloc 150, Aciloc 300,Quicran, Dudine, Ranitidin 50mg/2ml, Ranitidin Danapha, Ratidin, Ratidin F, Kantacid, Ranitidin, Ranitidine GSK 150 mg, SaVi Ranitidine 300, SaViZentac, Ranitidin Vidipha, Prijotac, Prijotac – 50mg/2ml, HanAll Ranitidine HCl Inj, Philkwontac Injection, Klevatidin inj sol 50mg/2ml amp, Ranitidine Hydrochloride IP Tablets, Ranitidina, Ranistin injection, Arnetine, Ratylno-150, Ratylno-300, Emodum inj., Gastrogiam, Reetac-R, Histac Evt Tablets (Cool Mint Flavour), Histac tablets, Ranocid, Ranistad 50mg, Ranitidin Stada, Ranitidin DNPharm 150, Ranitidin DNP 300, Ranitidin DNPharm 300, Ranitidin-DNP 150.

3. Thuốc Ranitidine dùng cho những trường hợp nào?

  • Điều trị loét dạ dày lành tính, loét tá tràng cấp tính.
  • Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Điều trị loét dạ dày, tá tràng do thuốc kháng viêm không steroid và thuốc kháng viêm corticoid.
  • Điều trị loét dạ dày do stress ở đường tiêu hóa trên.
  • Dự phòng nguy cơ sặc acid trong quá trình gây mê, đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ.
  • Điều trị các triệu chứng khó tiêu

<center><em>Cách dùng - Liều lượng của Ranitidine?</em></center>

Cách dùng – Liều lượng của Ranitidine?

4. Cách dùng – Liều lượng của Ranitidine?

Cách dùng:

Ranitidine dạng thuốc viên, dung dịch uống, bột được dùng đường uống với nước lọc sau bữa ăn.

Dung dịch tiêm được dùng để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch chậm cách quãng hoặc liên tục cho người bệnh điều trị tại bệnh viện.

Liều dùng:

Loét dạ dày, tá tràng lành tính:

  • Người lớn: Uống 300 mg/lần/ngày trước khi ngủ hoặc 150 mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong thời gian 4 – 6 tuần. Liều duy trì uống 150 mg/lần/ngày trước khi ngủ.
  • Trẻ em: Uống liều 2 – 4mg/ kg thể trọng x 2 lần/ ngày. Liều tối đa uống 300mg/ ngày. Liều dùng duy trì là 150mg/ ngày, uống vào buổi tối.

Hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu uống 150 mg/lần x 3 lần/ngày. Liều có thể tăng lên tới 900 – 1200 mg/ngày. Chia nhiều lần trong ngày.

Trào ngược dạ dày, thực quản: Uống 150mg/lần x 2 lần/ ngày hoặc 300mg/lần x 1 lần/ ngày vào buổi tối, dùng trong thời gian 8 tới 12 tuần. Liều duy trì uống 150mg/lần x 2 lần/ ngày.

Dự phòng loét dạ dày tá tràng do dùng thuốc kháng viêm không steroid: Uống liều 150mg/lần, ngày 2 lần.

Ðể giảm acid dạ dày (đề phòng hít phải acid ) trong sản khoa: Uống liều 150mg/lần ngay lúc chuyển dạ, sau đó cứ cách 6 giờ uống 1 lần.

Dự phòng trong phẫu thuật: Uống liều 150mg/lần trước khi gây mê 2 giờ và nếu cần uống thêm liều 150mg vào tối hôm trước.

Người suy thận: Ở những người bệnh có tốc độ lọc cầu thận 20 ml/phút hoặc thấp hơn thì liều dùng nên giảm một nửa. Ở người suy thận nặng, liều đề nghị là 150 mg/ngày.

Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori: Khởi đầu dùng phác đồ kết hợp Ranitidine với 1 thuốc hoặc 2 thuốc kháng sinh dùng trong 2 tuần. Liều duy trì sau đó dùng Ranitidine thêm 2 tuần.

Phác đồ 3 thuốc: Liều khởi đầu Amoxicillin 750mg/lần x 3 lần/ngày, cộng với Metronidazol 500mg/lần x 3 lần/ ngày, cộng với Ranitidine 300mg uống 1 lần lúc tối hoặc 150mg/lần x 2 lần/ngày, uống trong 14 ngày.

Phác đồ 2 thuốc: Liều khởi đầu Ranitidine bismuth citrate: 400mg/lần x 2 lần/ ngày, cộng với Amoxicillin 500mg/lần x 4 lần/ ngày; Hoặc Ranitidine bismuth citrate: 400mg/lần x 2 lần/ ngày, cộng với Clarithromycin 500mg/lần x 3 lần/ ngày, uống trong 14 ngày.

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: tuỳ theo tình trạng và mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và liệu trình điều trị để đạt tác dụng điều trị tối ưu nhất.

Nếu quên liều bạn hãy bổ sung ngay khi nhớ ra

5. Cách xử lý nếu quên liều thuốc Ranitidine?

Nếu người bệnh quên một liều Ranitidine nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.

6. Người bệnh làm gì khi dùng quá liều thuốc Ranitidine?

Khi uống quá liều Ranitidine chưa có dữ liệu về triệu chứng quá liều, một số trương hợp có thể biểu hiện triệu chứng lâm sàng như hạ huyết áp, dáng đi bất thường.

Xử trí quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do quá liều, cần phải ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng phù hợp. Dùng than hoạt giúp loại bỏ phần thuốc chưa hấp thu ở đường tiêu hóa và theo dõi lâm sàng kết hợp điều trị hỗ trợ. Thẩm tách máu giúp tăng đào thải thuốc Ranitidine ra khỏi huyết tương.

7. Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Ranitidine?

Không dùng Ranitidine cho những người có tiền sử mẫn cảm với Ranitidine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Ranitidine cho những trường hợp sau:

  • Người bệnh có suy giảm chức năng thận, Ranitidin giảm  đào thải qua thận, cần giảm liều và theo dõi chức năng thận.
  • Người bệnh có suy giảm chức năng gan nặng, người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, khi dùng Ranitidine có nguy cơ tăng tác dụng không mong muốn và nguy cơ quá liều.
  • Người bệnh có bệnh tim, khi dùng Ranitidine có thể bị nguy cơ làm chậm nhịp tim.
  • Trước khi điều trị loét dạ dày bằng Ranitidine, cần chẩn đoán loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày. Vì Ranitidine có thể che lấp các triệu chứng của ung thư dạ dày và làm chậm chẩn đoán bệnh này.
  • Phụ nữ mang thai: Ranitidine phân bố qua được nhau thai nhưng trên thực tế dùng với liều điều trị không thấy tác hại nào đến người mẹ mang thai, quá trình sinh sản và sức khỏe của thai nhi. Không dùng khuyến cáo dùng thuốc Ranitidine cho phụ nữ mang thai. Nếu thực sự cần thiết chỉ dùng Ranitidine trong thai kỳ với liều thấp và trong thời gian ngắn.
  • Phụ nữ cho con bú: Ranitidine bài tiết qua sữa mẹ ở nồng độ nhất định, vì vậy khuyến cáo không Ranitidine khi người mẹ trong thời gian cho con bú. Nếu thực sự cần thiết chỉ dùng Ranitidine trong thòi kỳ cho con bú với liều thấp và trong thời gian ngắn.
  • Cần thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Ranitidine có thể gây ra tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, chóng mặt.

8. Thuốc Ranitidine gây ra các tác dụng phụ nào?

Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, yếu mệt, ban đỏ da.

Ít gặp: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng men transaminase ở gan.

Hiếm gặp: Ban đỏ da đa dạng, phản ứng quá mẫn như mề đay, co thắt phế quản, sốt, choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp, mất bạch cầu hạt, giảm toàn bộ huyết cầu, kể cả giảm sản tủy xương, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, blốc nhĩ thất, to vú ở đàn ông, viêm tuỵ, viêm gan, vàng da, rối loạn điều tiết mắt.

Trong quá trình sử dụng thuốc Ranitidine, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Ranitidine thì cần xin ý kiến của chuyên gia y tế tư vấn để xử trí kịp thời.

<center><em>Theo hướng dẫn của Bác sĩ khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn</em></center>

Theo hướng dẫn của Bác sĩ khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn

9. Ranitidine tương tác với các thuốc nào?

Thuốc chống đông máu Coumarin, Theophylin, Diazepam, Propranolol: Ranitidine làm giảm sự chuyển hoá và làm tăng nồng độ trong huyết tương của các thuốc này khi được dùng chung, do Ranitidine ức chế enzyem chuyển hóa thuốc ở gan.

Glipizid: Làm tăng tác dụng hạ đường huyết của Glipizid khi dùng phối hợp với Ranitidine.

Ketoconazol, fluconazol và itraconazol: Làm giảm hấp thu của cấc thuốc này do Ranitidine làm giảm tính acid của dạ dày khi được kết hợp chung.

Theophylin: Làm tăng nồng độ trong huyết tương và tăng độc tính của Theophylin khi được dùng đòng thời.

Clarithromycin: Làm tăng nồng độ Ranitidine trong huyết tương khoảng 57% khi được dùng chung.

Propanthelin bromid: Làm tăng nồng độ đỉnh của Ranitidine trong huyết tương và làm chậm hấp thu, do làm chậm sự chuyển vận thuốc qua dạ dày, sinh khả dụng tương đối của Ranitidine tăng khoảng 23%.

Tóm lại, tương tác thuốc với thuốc có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nặng hơn. Để đảm bảo an toàn và đạt quả tối ưu trong điều trị bằng thuốc Ranitidine, người bệnh cần có tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn và  đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất.

10. Bảo quản Ranitidine như thế nào?

Ranitidine bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

x

Check Also

Khi bị đau rát họng nên uống thuốc gì?

Đau rát họng là một triệu chứng phổ biến xuất hiện trong nhiều tình trạng ...

Trình dược viên