Thực phẩm chức năng gồm có những loại nào?
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Thực phẩm chức năng gồm có những loại nào?

Thực phẩm chức năng gồm có những loại nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mỗi loại thực phẩm chức năng đều có công dụng riêng, hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng tùy thuộc vào cách phân loại chúng.

Thực phẩm chức năng gồm có những loại nào?

Thực phẩm chức năng gồm có những loại nào?

Theo định nghĩa, Thực phẩm chức năng là thực phẩm được sử dụng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có công dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Tại Việt Nam hiện nay, có 5 cách phân loại thực phẩm chức năng phổ biến được áp dụng gồm: Phân loại theo phương thức chế biến; theo dạng sản phẩm theo các quản lý; phân loại thực phẩm chức năng theo tác dụng và phân loại thực phẩm chức năng theo cách của người Nhật Bản.

Mỗi cách phân loại chúng ta có các nhóm thực phẩm chức năng khác nhau. Sau đây là các cách phân loại thực phẩm chức năng phổ biến hiện nay.

Phân loại theo phương thức chế biến

Với cách phân loại này, thực phẩm chức năng được chia thành bốn loại nhỏ hơn là

  • nhóm sản phẩm bổ sung vitamin,
  • nhóm bổ sung khoáng chất,
  • nhóm bổ sung hoạt chất sinh học
  • nhóm sản phẩm được bào chế từ thảo dược.

Phân loại theo dạng sản phẩm

Theo các Trình Dược viên tư vấn, nếu phân loại thực phẩm chức năng theo dạng sản phẩm, chúng ta sẽ có hai loại thực phẩm chức năng gồm:

  • thực phẩm – thuốc (Food – Drug): loại này có dạng viên (viên nén, viên nhộng, viên sủi, viên hoàn…), dạng nước, dạng bột, dạng trà, dạng rượu, dạng cao, dạng kẹo, dạng thực phẩm cho mục đích đặc biệt.
  • thức ăn – thuốc (thức ăn bổ dưỡng, món ăn thuốc, món ăn chữa bệnh…): loại này gồm cháo thuốc, món ăn thuốc, món ăn bổ dưỡng, canh thuốc, nước uống thuốc…

Phân loại theo chức năng tác dụng

Theo cách phân loại này, chúng ta có 26 nhóm thực phẩm chức năng khác nhau bao gồm:

  • nhóm sản phẩm hỗ trợ chống lão hóa;
  • nhóm thực phẩm chức năng hỗ trợ làm đẹp;
  • nhóm thực phẩm chức năng bổ mắt;
  • giảm cholesterol;
  • hỗ trợ tiêu hóa;
  • hỗ trợ giảm huyết áp;
  • hỗ trợ giảm đái tháo đường;
  • tăng cường sinh lực;
  • hỗ trợ điều trị ung thư;
  • phòng chống bệnh Gout;
  • giảm mệt mỏi, stress;
  • hỗ trợ phòng và giải độc;
  • hỗ trợ an thần, ngăn ngừa mất ngủ;
  • bổ sung chất xơ;
  • phòng ngừa rối loạn tuần hoàn não;
  • hỗ trợ thần kinh;
  • bổ dưỡng;
  • tăng cường miễn dịch;
  • giảm béo;
  • bổ sung calci, ngăn ngừa loãng xương;
  • phòng ngừa thoái hóa khớp;
  • hỗ trợ phòng ngừa bệnh răng miệng;
  • hỗ trợ phòng ngừa bệnh nội tiết;
  • hỗ trợ tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy;
  • hỗ trợ phòng chống bệnh tai, mũi, họng
  • hỗ trợ phòng chống bệnh về da.

Hướng dẫn phân loại thực phẩm chức năng

Hướng dẫn phân loại thực phẩm chức năng

Phân loại theo phương thức quản lý

Các loại thực phẩm chức năng thuộc nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất thì không yêu cầu phải đăng ký chứng nhận mà chỉ cần có công bố của nhà sản xuất về sản xuất theo tiêu chuẩn do cơ quan quản lý thực phẩm ban hành.

Các nhóm sản phẩm TPCN khác phải được đăng ký và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) chứng nhận và cấp phép lưu hành.

Nhóm sản phẩm TPCN được sử dụng cho mục đích đặc biệt thì cần có chỉ định, giám sát của người có chuyên môn về y tế. Các thực phẩm chức năng thuộc nhóm này là các thực phẩm cho ăn qua sonde cho các đối tượng đặc biệt nằm bệnh viện, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, nhai nuốt khó…

Phân loại theo cách của người Nhật Bản

Theo cách phân loại phổ biến tại Nhật Bản thì TPCN được chia là 2 nhóm: nhóm các sản phẩm công bố về sức khỏe và nhóm thực phẩm đặc biệt, bao gồm: Thực phẩm cho người ốm; Sữa bột trẻ em; Sữa bột cho phụ nữ có thai và cho con bú; Thực phẩm cho người gia nhai nuốt khó.

Trên đây là một số cách phân loại thực phẩm chức năng hiện nay.

Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn tổng hợp.

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên